Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Nên Lưu Ý Điều Gì?

Ngày đăng: 02/12/2024

Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Nên Lưu Ý Điều Gì?

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng có thể cải thiện nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ vượt qua thử thách chậm phát triển ngôn ngữ này. Đừng quên đồng hành cùng con mỗi ngày, bởi sự kiên nhẫn và yêu thương là chìa khóa để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

1. Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ nghĩa là gì?

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng trẻ không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi. Đây là một dạng rối loạn trong quá trình phát triển mà trẻ có thể gặp khó khăn ở cả hai kỹ năng chính: nghe hiểu (ngôn ngữ thụ động) và biểu đạt (ngôn ngữ chủ động).

Một bạn nhỏ bình thường sẽ trải qua các cột mốc phát triển ngôn ngữ cơ bản sau:

- 6 tháng tuổi: Bắt đầu phát ra âm thanh như “ê”, “a” hoặc “ba”.

- 12 tháng tuổi: Nói được từ đơn giản như “mẹ”, “ba”.

- 2 tuổi: Có vốn từ khoảng 200 từ và ghép câu ngắn 2-3 từ.

- 3 tuổi: Nói được câu dài hơn, hiểu và thực hiện yêu cầu phức tạp như “Mang giày đi chơi”.

Nếu trẻ không đạt được những mốc này hoặc có dấu hiệu chậm trễ so với bạn bè cùng lứa, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý vì đây có thể là biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp mà còn tác động tiêu cực đến:

- Kỹ năng học tập: Trẻ khó tiếp thu kiến thức khi đi học vì không hiểu bài hoặc không diễn đạt được suy nghĩ.

- Tương tác xã hội: Trẻ thường thu mình, ngại giao tiếp, khó kết bạn.

- Phát triển tâm lý: Cảm giác tự ti, thất vọng và thậm chí dẫn đến rối loạn hành vi nếu không được can thiệp đúng cách.

Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Nên Lưu Ý Điều Gì?

>>> Mách Mẹ Cách Dạy Con Của Người Nhật Giúp Con Thông Minh

2. Nguyên Nhân Khiến Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ

2.1. Nguyên nhân sinh lý

- Vấn đề về thính giác: Trẻ em bị khiếm thính hoặc mắc các bệnh về tai như viêm tai giữa tái phát có thể gặp khó khăn trong việc tiếp nhận âm thanh. Thính giác kém làm giảm khả năng học từ vựng và bắt chước lời nói. Nghiên cứu của viện Mỹ cho thấy rằng, trẻ bị mất thính giác từ mức độ nhẹ đã có nguy cơ cao gặp rối loạn ngôn ngữ.

- Rối loạn thần kinh: Các rối loạn như tự kỷ, bại não, hội chứng Down thường đi kèm với tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ.

- Dị tật cấu trúc: Các vấn đề về cấu trúc miệng, lưỡi như dính thắng lưỡi, sứt môi hoặc hở hàm ếch cũng khiến trẻ gặp khó khăn khi phát âm.

Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Nên Lưu Ý Điều Gì?

2.2. Nguyên nhân môi trường

- Thiếu tương tác ngôn ngữ: Một số gia đình có bố mẹ, ông bà quá bận rộn hoặc không thường xuyên giao tiếp, trò chuyện hay đọc sách với trẻ dẫn đến trẻ ít cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ.

- Ảnh hưởng từ thiết bị điện tử: Tiếp xúc quá nhiều với điện thoại, tivi khiến trẻ trở nên thụ động trong giao tiếp.

Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Nên Lưu Ý Điều Gì?

2.3. Yếu tố tâm lý

- Chấn thương tâm lý: Trẻ gặp cú sốc tinh thần như hôn nhân của bố mẹ đổ vỡ, mất người thân có thể tạm thời mất khả năng giao tiếp ngôn ngữ.

- Tính cách nhút nhát: Trẻ không dám thể hiện bản thân trước người lạ hoặc trong môi trường mới cũng dễ bị chậm ngôn ngữ.

>>> Tình Cảm Gia Đình Ảnh Hưởng Tới Sự Lớn Khôn Của Trẻ Như Thế Nào?

3. Biểu Hiện Của Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ

3.1. Các dấu hiệu theo độ tuổi

- 6-12 tháng: Trẻ không phản ứng khi được gọi tên, không bập bẹ hoặc phát âm các âm đơn giản như "a", "b".

- 12-18 tháng: Không biết nói từ đơn giản như “mẹ”, “ba”, không ra dấu hoặc chỉ tay để thể hiện mong muốn.

- 18-24 tháng: Số lượng từ rất hạn chế (dưới 20 từ), không thể ghép câu đơn giản.

- 2-3 tuổi: Khó khăn trong việc nói câu hoàn chỉnh, thường xuyên sử dụng cử chỉ để giao tiếp thay vì lời nói.

3.2. Biểu hiện khác

- Phát âm không rõ ràng: Trẻ nói lắp, phát âm sai nhiều âm cơ bản.

- Không hiểu ngôn ngữ: Ví dụ trong trường hợp cha mẹ yêu cầu “lấy giày” hoặc “đưa tay ra”, trẻ không phản ứng hoặc làm sai.

- Cảm xúc bất thường: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường dễ cáu giận, thường xuyên kích động vô cớ và có thể đánh bản thân, đánh người xung quanh

- Hạn chế giao tiếp xã hội: Trẻ thường trốn tránh, ít nói hoặc không chơi cùng bạn bè. Hoặc khi gia đình gọi thì trẻ ít phản ứng, thờ ơ, hoặc không có những cử chỉ chỉ tay vẫy tay, gật/lắc đầu, đi nhón chân hoặc trẻ cực kỳ thích một hoạt động nào đó mà không để ý xung quanh

4. Cách Can Thiệp Hiệu Quả Cho Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ

4.1. Đánh giá và chẩn đoán sớm

Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp các chuyên gia ngôn ngữ hoặc bác sĩ nhi khoa phát triển. Các bài kiểm tra chuyên sâu sẽ giúp xác định rõ nguyên nhân. Ví dụ: Với trẻ gặp khó khăn về thính giác, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng máy trợ thính hoặc các phương pháp phẫu thuật khi cần thiết.

4.2. Xây dựng môi trường giao tiếp tích cực tại nhà

- Tăng cường trò chuyện: Cha mẹ cần nói chuyện với trẻ nhiều hơn, giải thích các sự vật, sự việc xung quanh. Giả dụ khi đi siêu thị, bạn có thể chỉ vào trái chuối và nói: “Đây là chuối, nó có màu vàng, con muốn cầm thử không?”.

- Đọc sách và kể chuyện: Đọc truyện tranh ngắn, mô tả hình ảnh để khuyến khích trẻ lặp lại hoặc trả lời câu hỏi. Điển hình như phụ huynh Nhật Bản đã áp dụng phương pháp đọc sách Ehon cho trẻ từ khi còn bé. bởi Ehon là loại sách chuyên dụng, được thiết kế riêng dành cho trí não cũng như nhận thức của trẻ từ 0-6 tuổi, giúp con phát triển tối đa khả năng trong những giai đoạn vàng.

Những cuốn sách Ehon này có điểm đặc biệt ở chỗ: sách nhấn mạnh vào mặt hình ảnh và ít chữ, từ đó bố mẹ và con cái có thể tự do sáng tạo những cách tương tác với nhau. Có thể là hỏi đáp màu sắc, hình dáng, thử thách ghi nhớ tên con vật, đồ vật, hay luyện khả năng nhận biết đặc điểm nổi bật của từng sự vật sự việc…

Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Nên Lưu Ý Điều Gì?

>>> Có Nên Đọc Sách Dạy Cho Trẻ Chậm Nói? Gợi Ý Cách Đọc Sách Cho Trẻ

- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Thay vì cho trẻ xem điện thoại, hãy dành thời gian cùng trẻ chơi các trò chơi tương tác.

4.3. Áp dụng phương pháp trị liệu ngôn ngữ

- Liệu pháp âm ngữ trị liệu: Chuyên gia sẽ hướng dẫn trẻ phát âm, luyện tập từ vựng thông qua các bài tập phù hợp.

- Chơi trò chơi giáo dục: Sử dụng đồ chơi như búp bê, bộ xếp hình hoặc thẻ flashcard để dạy trẻ từ vựng.

>>> Top 10 Bài Thơ Cho Bé Tập Nói Giúp Bé Nói Nhanh, Nói Sõi

4.4. Tạo môi trường học tập tích cực

- Đưa trẻ đến các lớp học giao tiếp, nơi có nhiều bạn bè đồng trang lứa.

- Sử dụng các trò chơi sáng tạo để khuyến khích trẻ nói nhiều hơn.

4.5. Phối hợp với các chuyên gia liên quan

Nếu trẻ có các rối loạn khác như tự kỷ, chuyên gia tâm lý và bác sĩ sẽ xây dựng chương trình can thiệp toàn diện.

5. Những Lưu Ý Quan Trọng Dành Cho Phụ Huynh

- Kiên nhẫn và nhất quán: Hãy nhớ rằng quá trình can thiệp ngôn ngữ cần thời gian, vì thế ba mẹ tránh la mắng hoặc gây áp lực cho trẻ. Ba mẹ hãy diễn đạt chậm rãi bằng lời, bằng ngôn ngữ cơ thể để cho con dễ hiểu. Ví dụ ba mẹ thực hiện theo nguyên tắc nói thật chậm, rõ ràng, ngắn gọn và nhấn mạnh như: “Con mở cửa”, “Con ăn cơm”...

- Khuyến khích nhưng không ép buộc: Hãy để trẻ thoải mái tham gia vào các hoạt động giao tiếp thay vì tạo cảm giác ép buộc. Ba mẹ chú ý phải giảm bớt việc sử dụng câu mệnh lệnh đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, bởi con sẽ dễ kích động, từ chối tiếp nhận thông tin

- Chú ý đến cảm xúc của trẻ: Bố mẹ phải là những người quan tâm sát sao, luôn luôn sử dụng từ ngữ tích cực động viên để trẻ cảm thấy an toàn, tự tin khi bày tỏ suy nghĩ của mình.

- Cho trẻ lựa chọn: Hãy cho con tập phản xạ với việc chọn giữa 2 đến 3 thứ, ví dụ như: “Con ăn cá hay thịt. Rồi chỉ vào Cá, chỉ vào Thịt”, hay “Con thích quả bóng màu nào? Vàng hay Đỏ?”

- Duy trì việc đọc sách hoặc trò chuyện giao tiếp với con thường xuyên, vừa giúp con kích thích khả năng ngôn ngữ, vừa hạn chế thời gian con tiếp xúc với thiết bị điện tử trong nhà.

Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Nên Lưu Ý Điều Gì?

Mọt sách Mogu tự hào là đơn vị phát hành sách thiếu nhi Nhật Bản hàng đầu tại Việt Nam. Sách của Mogu được mua bản quyền 100% trực tiếp từ đối tác Nhật Bản. Vì vậy ba mẹ Việt Nam có thể tiếp cận được với phương pháp giáo dục con Nhật Bản một cách gần gũi nhất.

Mẹ có thể tham khảo nhiều bộ sách Ehon thú vị giúp con giảm nguy cơ trẻ chậm phát triển ngôn ngữ TẠI ĐÂY:

- Mogu Hà Nội: https://shopee.vn/motsachmogu.hn

- Mogu Hồ Chí Minh: https://shopee.vn/motsachmogu.hcm

- Tiki: https://shorturl.at/BCR37

- Nhắn tin trực tiếp Fanpage: m.me/112270524007259

Viết bình luận của bạn: