Rèn Luyện Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Mầm Non

Ngày đăng: 23/10/2024

Mầm non là thời điểm quan trọng để con học tập, phát triển và hình thành nhân cách sống lành mạnh, tích cực. Trong khi đó, kỹ năng giao tiếp là công cụ thiết yếu để trẻ kết nối với mọi người xung quanh. Từ đó, con sẽ dần xây dựng và rèn luyện được tính chủ động, sự tự tin, hoạt bát, phát huy tối đa năng khiếu của bản thân. Có thể thấy, vai trò của giao tiếp đối với trẻ mầm non vô cùng quan trọng với quá trình trưởng thành và phát triển toàn diện của trẻ.

1. Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là gì?

Giao tiếp là khả năng thực hiện việc truyền đạt thông tin từ người này sang người khác bằng các công cụ như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ cơ thể. Với trẻ mầm non, khả năng giao tiếp là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng trong cuộc sống. Có khả năng giao tiếp tốt, trẻ sẽ dễ dàng diễn đạt những ý nghĩ, ý kiến hay cảm xúc cá nhân một cách rõ ràng và thuyết phục. Giao tiếp còn có ý nghĩa trong việc kích thích não bộ, phát triển trí tuệ cho trẻ, giúp con dễ dàng hòa nhập với xã hội hơn.

>>> Kinh Nghiệm Dạy Trẻ Học Nói Cực Dễ Với 5 Tip Sau

2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

2.1. Tác động của kỹ năng giao tiếp đối với sự phát triển xã hội, cảm xúc và trí tuệ

Khi giao tiếp, trẻ cần sử dụng đa dạng các giác quan để lắng nghe, tiếp nhận thông tin từ người khác, đồng thời suy nghĩ để phản hồi và trao đổi lại bằng lời nói, ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm khuôn mặt. Quá trình này đòi hỏi não bộ trẻ phải vận hành một cách linh hoạt, kích thích sự phát triển cơ thể, từ đó giúp trẻ phát triển trí tuệ, nâng cao khả năng ghi nhớ, tăng cường sự tập trung, khuyến khích tư duy logic…

Kỹ năng giao tiếp được ví như chìa khóa vàng mở ra cơ hội để trẻ học tập và rèn luyện các kỹ năng sống khác như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phản biện, kỹ năng thuyết trình... Đây cũng là nền tảng giúp các con nhận biết được giá trị cuộc sống và dần hình thành các thói quen tích cực.

Việc giáo dục cách giao tiếp xã hội đúng cho trẻ từ sớm còn giúp con làm chủ ngôn từ, dùng ngôn ngữ của mình để thể hiện quan điểm, suy nghĩ của bản thân và cư xử lịch sự hơn.

Giao tiếp với mọi người xung quanh giúp nuôi dưỡng cảm xúc và tâm hồn của trẻ. Khi trẻ được lắng nghe và thấu hiểu, con sẽ cảm thấy được yêu thương, tôn trọng và an toàn, từ đó học cách bày tỏ cảm xúc của mình một cách hiệu quả. Đồng thời, trẻ sẽ dần hình thành những giá trị đạo đức, nhân cách tốt đẹp.

2.2. Cải thiện khả năng tương tác với người lớn và bạn bè

Khi giao tiếp tốt, trẻ sẽ biết cách lắng nghe và chủ động bày tỏ mong muốn cùng quan điểm cá nhân tới ba mẹ, thầy cô, ông bà… Từ đó, cha mẹ sẽ thấu hiểu con muốn gì, cần gì và tăng thêm tình cảm sợi dây gắn bó gia đình.

Được rèn luyện kỹ năng giao tiếp ngay từ sớm còn khuyến khích trẻ tự tin kết bạn, mở rộng mạng lưới quan hệ. Đồng thời, trẻ cũng biết cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác để tạo thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Qua đó, trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập với xã hội nhanh hơn và thích ứng được với nhiều môi trường khác nhau.

2.3. Giúp trẻ thể hiện cảm xúc và nhu cầu cá nhân một cách hiệu quả

Việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ngay từ nhỏ sẽ giúp con biết vận dụng ngôn ngữ để cư xử lịch sự, nhã nhặn hay thể hiện quan điểm, cá tính của bản thân. Trẻ có khả năng giao tiếp tốt sẽ cảm thấy tự tin hơn trong mọi tình huống, chủ động tham gia các hoạt động tập thể và mạnh dạn trò chuyện một cách rõ ràng, chính xác.

>>> Lưu Ngay 8 Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mẫu Giáo Cực Kỳ Thiết Thực

3. Các giai đoạn phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ mầm non

3.1. Trẻ từ 0-1 tuổi

Trẻ ở giai đoạn 0-1 tháng tuổi vốn từ vựng còn rất hạn chế, chưa nhận thức được đầy đủ về thế giới xung quanh. Khi muốn giao tiếp, trẻ sẽ sử dụng ngôn ngữ biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể bằng cách thường xuyên sử dụng tiếng khóc như một cách thể hiện cảm xúc và mong muốn của mình. Điều này đôi khi dẫn đến những hiểu lầm trong giao tiếp giữa trẻ và người lớn, phụ huynh không hiểu con muốn gì sẽ khiến trẻ có những phản ứng dữ dội hơn.

Đến tháng thứ hai, trẻ đã có thể bắt đầu phát ra những tiếng ọ ẹ và dễ bị kích thích bởi các âm thanh từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, trẻ bước đầu nhận biết được những âm thanh quen thuộc như giọng nói của người thân, tiếng động vật, tiếng đồ vật và đáp lại bằng cử chỉ, điệu bộ cười thích thú.Trẻ cũng bắt đầu biết lắng nghe tiếng trò chuyện quanh mình và cũng biết phản ứng lại các âm thanh to và lạ bằng cách giật mình. Con cũng đã có thể bắt đầu cười ra tiếng khi tiếp xúc với ba mẹ và người thân.

3.2. Trẻ từ 1-3 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu bập bẹ tập nói, rất thích bắt chước lại lời nói của người lớn và bắt đầu sử dụng những từ ngữ đơn giản và câu ngắn. Lúc này, việc rèn luyện khả năng giao tiếp ban đầu là vô cùng quan trọng để con hình thành được lối tư duy giao tiếp lành mạnh.

Ở độ tuổi này, con đã nhận biết tốt và gọi được tên của người thân, đồ vật quen thuộc trong nhà, các bộ phận cơ thể, đặt câu hỏi đơn giản hoặc diễn đạt nhu cầu cá nhân.

Trẻ có thể nghe theo các chỉ dẫn, hiệu lệnh đơn giản mà không cần có cử chỉ hay hành động đi kèm. Trong giai đoạn này, trẻ nhỏ đã có thể lắng nghe và hiểu được những câu chuyện ngắn, trẻ cũng biết cách tập trung vào lời nói của những người xung quanh và có xu hướng lặp lại những câu từ đơn giản nghe lỏm được. Khả năng bắt chước ngôn ngữ của trẻ 2 tuổi phát triển rất tốt, kèm theo đó trẻ sẽ có những cử chỉ, biểu lộ cảm xúc và hành động khi giao tiếp, trò chuyện với mọi người.

Không chỉ là khả năng ngôn ngữ mà trẻ cũng dần hình thành nên tính cách, sở thích riêng, biết cách bày tỏ về những cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn cá nhân của mình.

3.3. Trẻ từ 3-5 tuổi

Đây là lứa tuổi con đi học mầm non nên rất cần có khả năng giao tiếp tốt để học tập tại trường và kết bạn, tạo dựng mối quan hệ với thầy cô và bạn bè.

Trẻ dần biết sử dụng và ghi nhớ nhiều hơn các câu, từ phức tạp. Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc về chất và lượng trong ngôn ngữ của trẻ. Ở giai đoạn này, các lỗi cơ bản về cách phát âm, ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ đã được trẻ tự khắc phục, loại bỏ dần dần và nói được một cách rõ ràng, cụ thể, chuẩn xác hơn.

Trẻ gần như có thể hiểu hết những gì nghe được hay chủ động tiếp xúc. Thời điểm này, trẻ đã khá thành thục với ngôn ngữ mẹ đẻ và phần lớn những trẻ từ 4-5 tuổi đã có thể bày tỏ ý kiến của mình thông qua giao tiếp mà người lớn gần như đều sẽ hiểu trẻ đang muốn nói gì.

Đồng thời, trẻ đã biết tương tác với những người xung quanh bằng cách thể hiện mong muốn và suy nghĩ của bản thân. Trong giai đoạn này cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ giao tiếp. Đây là thời điểm quan trọng cho việc uốn nắn các câu và ngữ pháp cho trẻ.

>>> 10 Bước Đơn Giản Để Dạy Trẻ Tập Đọc Tại Nhà

4. Top 5 phương pháp giúp trẻ mầm non phát triển kỹ năng giao tiếp

4.1. Trò chuyện và khuyến khích trẻ lắng nghe

Dành thời gian trò chuyện cùng con là một trong những cách đơn giản mà mang lại hiệu quả cao để vừa phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non, vừa gắn kết tình cảm gia đình.

Đây là một trong những cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả giúp trẻ hoạt ngôn và tư duy nhanh nhạy hơn. Con thường rất tò mò về thế giới xung quanh và luôn có rất nhiều câu hỏi tại sao. Khi ba mẹ giải đáp được các câu hỏi đó sẽ giúp trẻ mở mang kiến thức, vốn từ vựng và cách diễn đạt của con cũng được tăng lên.

Kỹ năng lắng nghe cũng rất cần thiết trong giao tiếp, bởi nó giúp trẻ hiểu về những điều mà người khác muốn nói, tôn trọng quan điểm và cảm xúc của người khác. Nếu trẻ có ý kiến hay quan điểm khác thì ba mẹ hãy dạy con cách lắng nghe và chờ đợi đến khi đối phương nói xong thì mới đưa ra những ý kiến của mình. Trẻ khi hình thành thói quen lắng nghe sẽ học được thái độ văn minh và lịch sự hơn.

Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ. Khi được lắng nghe và thấu hiểu, trẻ sẽ cảm thấy tự tin, cởi mở và sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình nhiều hơn.

4.2. Đọc sách cùng trẻ để mở rộng vốn từ vựng

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thông qua đọc sách cho con là một cách vô cùng hiệu quả. Bởi sách, truyện là một thế giới vô cùng đẹp mở ra trí tưởng tượng phong phú ở trẻ. Đây là hoạt động được trẻ vô cùng yêu thích và là khoảng thời gian để ba mẹ và con cái gắn kết, thể hiện tình cảm với nhau.

Để tăng tính thú vị cho hoạt động này, ba mẹ có thể cho con đóng vai hoặc cùng con hóa thân thành các nhân vật trong câu chuyện để trẻ bộc lộ năng khiếu của mình. Con sẽ thấy thích thú, hào hứng tham gia và chủ động ghi nhớ nội dung truyện. Khi đọc sách, truyện, con được tiếp xúc với vô số từ ngữ mới, giúp mở rộng vốn từ vựng và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, sinh động. Bên cạnh đó, qua những câu chuyện, bài học trong thơ văn, trẻ còn được rèn luyện cách lắng nghe, ghi nhớ, cách cư xử đúng mức khi giao tiếp, biết yêu thương, chia sẻ và rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác. Bố mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện, đọc lại bài thơ để phát huy khả năng giao tiếp.

>>> 6 Bộ Sách Ehon Con Cần Có Trong Giai Đoạn Tiền Tiểu Học

4.3. Sử dụng các trò chơi và hoạt động nhóm để tạo cơ hội giao tiếp cho trẻ

Ở độ tuổi mầm non, trẻ sở hữu một trí tưởng tượng phong phú và tinh thần ham học hỏi rất cao. Chính vì vậy, các trò chơi vui nhộn, phù hợp với lứa tuổi không những tạo được nhiều niềm vui và sự thích thú ở trẻ, mà còn giúp con rèn luyện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp theo từng giai đoạn.

Vui chơi là niềm yêu thích bất tận của trẻ nhỏ. Khi được tham gia vào hoạt động nhóm, hoạt động ngoại khóa (hội thao, văn nghệ, lễ hội…), con sẽ được làm quen, nói chuyện, học hỏi nhiều điều từ bạn bè, người lớn. Từ đó khiến trẻ tự tin, trở nên hòa đồng và cởi mở hơn. Khi chơi, con sẽ gặp những sự vật, sự việc kích thích trí tò mò, sáng tạo và trẻ sẽ thường xuyên chủ động đặt câu hỏi cho bạn bè, thầy cô và ba mẹ về thế giới xung quanh. Điều này là vô cùng quan trọng trong việc giúp tăng tương tác xã hội của trẻ.

Thêm nữa, khi hoạt động cùng nhau, các con còn có cơ hội thúc đẩy ngôn ngữ để kết nối. Nhờ đó, các bạn nhỏ sẽ sử dụng các kỹ năng khác nhau như thuyết phục, đàm phán, tư duy logic để cùng nhau tìm ra cách giải quyết, xử lý vấn đề. Đây là cơ hội để trẻ mở rộng mối quan hệ, học cách giao tiếp tích cực.

Ngoài các hoạt động nhóm vui chơi trên trường, ba mẹ cũng có thể tự tổ chức các trò chơi tại nhà để vừa tạo dựng những kỷ niệm tuổi thơ hạnh phúc, vừa rèn luyện khả năng tư duy giao tiếp cho con. Các hoạt động vui chơi ngoài trời như đi dã ngoại, tham quan bảo tàng, trồng cây… hay các trò chơi thi hát, thi kể chuyện, thi vẽ, đóng vai nhân vật, giải đố, thí nghiệm… sẽ giúp con thỏa mãn nhu cầu khám phá thế giới xung quanh. Việc sử dụng các trò chơi một cách sáng tạo và phù hợp còn giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, tư duy và các kỹ năng xã hội khác.

4.4. Sử dụng câu hỏi mở để khuyến khích trẻ suy nghĩ và diễn đạt ý tưởng

Trong quá trình đọc sách cho con nghe hay khi con tham gia vào các trò chơi ngoại khóa và làm việc nhóm, ba mẹ và thầy cô nên thường xuyên đặt những câu hỏi đơn giản để khuyến khích trẻ suy nghĩ và nêu lên ý kiến của mình như: “Bạn Thỏ mặc chiếc váy màu gì?”, “Chú Xe Buýt đã chở bao nhiêu hành khách?”, “Bác Gấu đã nấu những món ăn nào?”, “Con sẽ định làm gì để vượt qua các chướng ngại vật này?”, “Để trồng cây đầu tiên con phải lấy những đồ vật gì?”… Ba mẹ cũng nên tạo ra những trò chơi có thưởng để kích thích sự hứng khởi tham gia trả lời câu hỏi và trí sáng tạo, tinh thần ham học hỏi của con.

Bắt đầu với những câu hỏi đơn giản, phù hợp với lứa tuổi để thu hút sự chú ý của trẻ. Sau đó, dần dần mở rộng sang những câu hỏi mang tính chia sẻ, khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình sau khi nghe xong câu chuyện và hay sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ: “Con cảm thấy món ăn này như thế nào?”, “Môn học con thích nhất là môn gì?”, “Con thấy bạn Cún là người như thế nào nhỉ?”... Ba mẹ và thầy cô tương tác càng nhiều với trẻ, trẻ sẽ càng cảm thấy được quan tâm và sẽ sẵn sàng chia sẻ, cởi mở hơn, từ đó tạo sự tự tin khi giao tiếp.

4.5. Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện và khuyến khích sự tự tin

Muốn trẻ giao tiếp tốt thì trước tiên cần phải tạo dựng một môi trường giao tiếp lành mạnh và phù hợp để thực hành. Ở trường, lớp trẻ được vui chơi cùng bạn bè, được tham gia và khám phá những điều mới lạ từ đó học thêm được nhiều điều bổ ích, đồng thời tăng cường khả năng giao tiếp. Còn khi ở nhà, ba mẹ nên dành cho con nhiều thời gian để cùng con trò chuyện, lắng nghe những suy nghĩ, câu hỏi của con và giải đáp các thắc mắc để giúp con tích lũy thêm nhiều thông tin. Đây chính là cơ hội để trẻ học hỏi rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Trên thực tế mỗi đứa trẻ có những tính cách khác nhau, có trẻ rất sôi nổi, hoạt bát sẵn sàng chia sẻ mọi suy nghĩ, mong muốn.Tuy nhiên có trẻ lại nhút nhát, hướng nội và không chủ động trong giao tiếp. Trong tình huống này ba mẹ cần dành thời gian để trò chuyện với trẻ nhiều hơn, động viên con, khuyến khích con nói ra suy nghĩ của mình và bày tỏ cảm xúc, quan điểm. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần quan sát và định hướng cho trẻ. Nếu con học những điều không tốt, bố mẹ cũng nên khuyên răn, giải thích cho con hiểu để không tái phạm.

Đặc biệt, ba mẹ chính là những người gần gũi nhất với con và được xem như hình mẫu lý tưởng để trẻ học tập, noi theo. Ngay từ khi bắt đầu có nhận thức về thế giới xung quanh, con sẽ thường xuyên quan sát và có những hành vi bắt chước người lớn. Cách bố mẹ giao tiếp, ứng xử với người khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách trẻ giao tiếp. Ba mẹ cần dạy con biết dùng kính ngữ, biết dạ thưa với người lớn tuổi và thể hiện được sự tôn trọng, phép lịch sự trong giao tiếp. Khi trò chuyện với trẻ, ba mẹ cần chú ý đến cách diễn đạt, nói câu hoàn chỉnh có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, sử dụng ngôn ngữ tích cực, tôn trọng và biết cách lắng nghe. Như vậy, trẻ sẽ học theo những hành vi này và phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Qua đó, con không chỉ học cách giao tiếp tích cực mà còn xây dựng nên những đức tính tốt đẹp.

>>> 7 Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Tốt Nhất Năm 2024

5. Top 5 cuốn sách phù hợp để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

5.1. Bộ 03 cuốn sách “Phát Triển Kỹ Năng Hằng Ngày” hay nhất cho trẻ mầm non

Bộ sách dành riêng cho các bé 0-3 tuổi. Kết hợp với tông màu nổi bật trên nền giấy trắng là các loại rau củ giúp con nhận biết và làm quen nhiều từ vựng mới. Bên cạnh đó, bộ sách còn dạy con trang bị các kỹ năng cực kỳ cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống và sinh hoạt hằng ngày như chào hỏi, đi ngủ, đi tắm… Qua việc tiếp xúc và rèn luyện các kỹ năng ngay từ khi còn nhỏ, con sẽ dần trở thành một em bé có tính tự giác, kỷ luật và lễ phép với mọi người xung quanh.

>>> Link sản phẩm tham khảo

5.2. Bộ 04 cuốn “Phát Triển Cảm Xúc” cho trẻ từ 0-5 tuổi

Thuộc top những bộ sách Ehon bán chạy nhất. Nội dung là hành trình khám phá và tìm hiểu về cảm xúc của các bạn nhỏ. Những câu chuyện về Nhím Con, em Sumire, Ốc Sên và chú Ếch bộc bạch cảm xúc một cách vô cùng hồn nhiên đúng với lứa tuổi của các bạn nhỏ từ 0-3 tuổi. Đó là việc kết bạn mới, vượt qua nỗi buồn của bản thân, học cách giao tiếp với người khác... Đặc biệt, trong giai đoạn này, khi trẻ có nhiều cảm xúc nhưng gặp khó khăn trong việc diễn đạt, bộ sách sẽ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp con hiểu được mình và ba mẹ có thể kết nối tốt hơn với con yêu.

>>> Link sản phẩm tham khảo

5.3. Bộ 10 cuốn “Bà Baba” giúp trẻ mầm non tự tin vào bản thân

“Bà Baba” là series truyện vô cùng nổi tiếng của tác giả Sato Wakiko thôi thúc con tự tin vào chính mình, dám nghĩ, dám làm và luôn lạc quan trong cuộc sống. Với cách xây dựng tình huống ngộ nghĩnh, nhân vật và câu chuyện được xây dựng dưới góc nhìn trẻ thơ. Bộ sách không chỉ mang lại không khí vui vẻ cho mỗi giờ đọc sách mà còn cho con sự đồng cảm với mọi người, biết yêu và trân quý thế giới xung quanh mình.

>>> Link sản phẩm tham khảo

5.4. Sách Ehon dạy trẻ 0-5 tuổi biết yêu thương gia đình

Bộ sách “Yêu Thương Gia Đình” với nội dung ấm áp và sâu sắc giúp các bạn nhỏ hiểu về tình cảm gia đình và học cách bày tỏ cảm xúc yêu thương qua những câu chuyện rất đỗi đời thường. Từ việc yêu thương, trân quý những người thân trong gia đình, con cũng sẽ biết yêu thương mọi người xung quanh và dần trở thành một em bé tình cảm.

>>> Link sản phẩm tham khảo

5.5. Bộ 04 cuốn “Nuôi dạy em bé tốt bụng” dành cho trẻ mầm non

Bộ sách "Nuôi dạy em bé tốt bụng" là bộ sách chứa đựng nhiều bài học ý nghĩa giúp trẻ phát triển tính cách tốt bụng, biết sẻ chia và giúp đỡ mọi người xung quanh. Với nội dung nhẹ nhàng, tình huống truyện cụ thể, gần gũi từ việc nhỏ như chia sẻ đồ ăn với bạn bè, đến cùng giúp nhau làm việc. Trẻ sẽ có cái nhìn trực quan về lòng tốt, dễ dàng áp dụng vào cuộc sống của mình. Bộ sách phù hợp với các bạn nhỏ từ 3 tuổi - độ tuổi vàng để ba mẹ bắt đầu hành trình nuôi dạy thế hệ mầm non trở thành một em bé tốt bụng.

>>> Link sản phẩm tham khảo

-----------------

Mọt sách Mogu tự hào là đơn vị phát hành sách thiếu nhi Nhật Bản hàng đầu tại Việt Nam. Sách của Mogu được mua bản quyền 100% trực tiếp từ đối tác Nhật Bản. Vì vậy ba mẹ Việt Nam có thể tiếp cận được với phương pháp giáo dục con Nhật Bản một cách gần gũi nhất.

Ba mẹ có thể tham khảo nhiều bộ sách Ehon ý nghĩa với nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non TẠI ĐÂY:

- Mogu Hà Nội: https://shopee.vn/motsachmogu.hn

- Mogu Hồ Chí Minh: https://shopee.vn/motsachmogu.hcm

- Tiki: https://shorturl.at/BCR37

- Nhắn tin trực tiếp Fanpage: m.me/112270524007259

Viết bình luận của bạn: