-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
"Mách" Ba Mẹ 5 Cách Hành Xử Trong Tình Huống Trẻ Nói Dối
Ngày đăng: 24/05/2024
Tình Huống Trẻ Nói Dối: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Khéo Léo
Trong quá trình nuôi dạy con cái, tình huống trẻ nói dối là một hiện tượng phổ biến mà nhiều ba mẹ gặp phải. Hiểu rõ nguyên nguyên, biểu hiện của tình huống trẻ nói dối sẽ giúp ba mẹ có cách xử lý khéo léo và hiệu quả.
Nội dung chính
Tại sao xuất hiện tình huống trẻ nói dối?
Ở giai đoạn mầm non, nhiều bạn nhỏ từ 3 tuổi trở lên có thể xuất hiện hành vi nói dối, đôi khi chỉ là vô thức. Nếu bố mẹ bỏ qua, không có phương pháp giải thích để con thay đổi, con sẽ tin nói dối chẳng sao cả, và có thể phát triển thêm các hành vi lệch lạc khác trong tương lai
Trẻ em nói dối vì nhiều lý do khác nhau, phần lớn bắt nguồn từ tâm lý và môi trường xung quanh. Dưới đây là một số lý do phổ biến:
Tình huống trẻ nói dối vì muốn tránh bị phạt hoặc trách mắng
Trẻ em thường nói dối để tránh những hậu quả tiêu cực khi làm sai điều gì đó. Khi trẻ sợ bị trừng phạt, con có xu hướng che giấu sự thật để bảo vệ mình.
Tình huống trẻ nói dối vì muốn thu hút sự chú ý
Trẻ có thể nói dối để gây sự chú ý hoặc tạo ấn tượng với người khác. Khi trẻ cảm thấy thiếu sự quan tâm từ gia đình hoặc bạn bè, trẻ có thể dùng lời nói dối để thu hút sự chú ý và được quan tâm nhiều hơn.
Tình huống trẻ nói dối vì muốn bắt chước hành vi của người lớn
Trẻ em thường học và bắt chước rất nhanh những hành động của bố mẹ, thầy cô, những người mà trẻ từng gặp, từng tiếp xúc. Nếu trẻ thấy người lớn nói dối, con có thể coi đó là hành vi bình thường và bắt chước theo. Ví dụ như khi đi tiêm, thay vì giải thích cho con rõ ràng rằng tiêm sẽ hơi đau đấy, bố mẹ sẽ nói dối con là tiêm không đau đâu hay vào phòng khám thôi chứ không tiêm. Hậu quả là mỗi lần đi tiêm hay cần làm gì đó có chút đau đớn, bé đều la hét giãy dụa. Nhưng chỉ đơn giản là nói rõ ràng với trẻ vì sao phải làm thế, mức đau đớn sẽ như thế nào, con có thể làm gì lúc bị đau (ôm mẹ, khóc) thì dù đau, dù khóc, bé có thể sẽ dũng cảm chấp nhận hơn là bị những nỗi đau do bất ngờ, không lường trước.
Trong cuốn sách “Người mẹ tốt hơn người thầy tốt”, tác giả Doãn Kiến Lợi có nói: “Thực ra, sức chịu đựng của con trẻ là rất khó tin, chỉ cần không dọa nạt trẻ, cho trẻ một sự dự báo thích hợp về tâm lý, phần lớn trẻ sẽ chịu đựng được một số việc tưởng chừng là rất khó khăn.”
Những nguyên nhân này cho thấy rằng nói dối ở trẻ em là một hiện tượng phức tạp và đa chiều, đòi hỏi ba mẹ cần hiểu rõ để có phương pháp giáo dục và hỗ trợ trẻ một cách hiệu quả.
> > > Đọc thêm: Trẻ có thể nói dối vì những nỗi sợ vô hình từ ba mẹ
Biểu hiện khi trẻ nói dối là gì?
Trong tình huống trẻ nói dối, có một số biểu hiện mà ba mẹ cần chú ý như sau:
Tránh giao tiếp bằng mắt
Trong tình huống trẻ nói dối, con sẽ thường tránh nhìn thẳng vào mắt của ba mẹ. Hành động này thể hiện sự lo lắng và thiếu tự tin, vì trẻ sợ rằng giao tiếp bằng mắt có thể khiến người khác phát hiện ra sự thật.
Biểu hiện lo lắng và căng thẳng
Trong tình huống trẻ nói dối, trẻ có thể có những biểu hiện căng thẳng như cắn môi, gãi đầu, hoặc xoắn tay. Những cử chỉ này cho thấy trẻ đang cố gắng che giấu sự lo lắng và không an tâm về lời nói của mình.
Thay đổi câu chuyện hoặc cung cấp thông tin mâu thuẫn
Trong tình huống trẻ nói dối, trẻ có thể thay đổi chi tiết của câu chuyện hoặc đưa ra những thông tin mâu thuẫn. Điều này xảy ra vì trẻ khó có khả năng duy trì một câu chuyện giả dối một cách nhất quán và logic.
Phản ứng mạnh khi bị đặt câu hỏi
Trong tình huống trẻ nói dối, trẻ có thể phản ứng mạnh mẽ bằng cách nổi giận hoặc tránh né câu hỏi. Hành động này cho thấy trẻ đang cố gắng bảo vệ lời nói dối của mình bằng cách chuyển hướng sự chú ý hoặc ngăn cản ba mẹ đào sâu vào vấn đề.
Thay đổi hành vi thường ngày
Trong tình huống trẻ nói dối, trẻ có thể trở nên im lặng hơn, ít tham gia vào các hoạt động thường ngày hoặc tỏ ra khác thường trong giao tiếp. Những thay đổi này phản ánh sự bối rối của mình.
Những biểu hiện trên là dấu hiệu cơ bản mà ba mẹ cần lưu ý để nhận biết khi trẻ nói dối. Việc hiểu rõ các biểu hiện này giúp ba mẹ có thể xử lý tình huống một cách khéo léo và hiệu quả, từ đó giúp trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc trung thực.
> > > Đọc thêm: Trẻ nói dối vì muốn được ba mẹ khen nhiều hơn
Ba mẹ xử trí khéo léo trong tình huống trẻ nói dối như thế nào?
Dù tình huống trẻ nói dối là không tốt, sẽ khiến cho nhiều bậc phụ huynh đau đầu, nổi giận tuy vậy, đánh mắng không phải giải pháp bởi như vậy con sẽ lặp lại hành động nói dối này. Khi đã biết nguyên nhân trên, ba mẹ hãy nhìn nhận tình huống trẻ nói dối dưới cái nhìn tích cực hơn - đây là hành vi tất yếu xảy ra trong giai đoạn con phát triển tính cách, cảm xúc. Thay vì áp đặt con rằng “con không được nói dối nữa” hay “con phải nói sự thật với ba mẹ” thì ba mẹ hãy tham khảo những cách làm sau:
Giữ bình tĩnh và không trách mắng ngay lập tức
Khi ba mẹ phát hiện tình huống trẻ nói dối, thay vì phản ứng bằng cách la mắng hoặc trách móc, ba mẹ hãy cố gắng giữ một chiếc đầu lạnh, sử dụng giọng nói bình tĩnh và tạo ra một không gian an toàn để trẻ có thể chia sẻ sự thật. Hãy khuyến khích và khen ngợi trẻ khi họ nói sự thật.
Ví dụ, nếu ba mẹ hỏi trẻ có làm đổ sữa không, trẻ có thể sẽ muốn nói dối vì cảm giác bị mắng. Để tránh tình huống này, chúng ta chỉ cần nói: “Ba/Mẹ thấy ly sữa bị đổ mất rồi, con với bố/mẹ cùng dọn dẹp nhé. Lần sau mình phải cẩn thận nha!”
Tìm hiểu nguyên nhân của hành vi nói dối
Khi ba mẹ phát hiện tình huống trẻ nói dối, ba mẹ hãy nhẹ nhàng hỏi con về lý do con có những lời nói không đúng sự thật, từ đó lắng nghe và phân tích những cảm xúc, suy nghĩ của trẻ. Việc này sẽ giúp ba mẹ có cái nhìn đúng hơn về chính tính cách của con và có lời khuyên, cũng như cách xử lí phù hợp.
Giáo dục về giá trị của sự trung thực
Ba mẹ có thể thoải mái thảo luận với trẻ về tầm quan trọng của việc nói sự thật và hậu quả của việc nói dối. Để truyền đạt thông điệp này một cách dễ dàng hơn cho trẻ, ba mẹ có thể sử dụng các phương tiện như sách, tranh truyện, hoặc tình huống cụ thể để minh họa. Những tài liệu này giúp trẻ nhìn thấy và hiểu được ý nghĩa của sự trung thực trong cuộc sống hàng ngày.
Cha mẹ có thể tạo ra những câu chuyện về sự thành thật thông qua việc đọc sách hoặc xem phim có những tấm gương tích cực về sự trung thực. Qua mỗi tình huống này, ba mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu được ý nghĩa của việc nói sự thật và hậu quả của việc nói dối. Điều này giúp trẻ nhận thức được rằng sự trung thực không chỉ là một phẩm chất quan trọng mà còn là cơ sở của một mối quan hệ đáng tin cậy. Ví dụ như quyển sách "Cậu bé chăn cừu" là một minh chứng tốt cho việc những hành động dối trá sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực và làm mất lòng tin của người khác.
Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo những cuốn sách tranh truyện Nhật Bản của tủ sách Mọt sách Mogu, với gần 200 đầu sách đa dạng giúp ba mẹ chọn được những cuốn sách mang lại bài học/thông điệp tốt như: hãy trở thành một người bạn tốt, trở thành một em bé yêu thương, trân trọng cuộc sống của mình, biết cảm thông, chia sẻ và dũng cảm nhận lỗi…
> > > Đọc thêm: Những cuốn tranh truyện nuôi dưỡng tính cách tốt cho trẻ
Tạo ra hậu quả hợp lý
Nếu cần thiết, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp giáo dục hợp lý như hạn chế quyền lợi hoặc thúc đẩy trách nhiệm để trẻ hiểu rằng nói dối không phải là lựa chọn tốt.
Trở thành tấm gương tốt để con noi theo
Sự hình thành và định hướng suy nghĩ của trẻ từ 3-6 tuổi đang diễn ra quan trọng và nhạy cảm. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc làm gương cho trẻ học hỏi và hình thành giá trị. Việc không nên nói dối trước mặt trẻ là cực kỳ quan trọng, vì trẻ sẽ nhanh chóng bắt chước hành vi của người lớn.
Để thúc đẩy sự trung thực ở trẻ, cha mẹ cần tự mình làm gương, một thách thức đôi khi không dễ dàng. Trẻ thấu hiểu rất nhanh mọi sự kiện xảy ra xung quanh, vì vậy ba mẹ cần cẩn thận với những lời nói dối tưởng như vô hại mà người lớn thường sử dụng. Hành vi của người lớn xung quanh có ảnh hưởng quyết định đến nhân cách của trẻ, vì vậy việc tạo ra môi trường giao tiếp xã hội tích cực và lựa chọn những mô hình tích cực trong gia đình và xã hội là rất quan trọng để hướng dẫn trẻ học hỏi và phát triển.
Mỗi tình huống và mỗi trẻ em đều đặc biệt, vì vậy ba mẹ cần phải linh hoạt và tùy vào hoàn cảnh cụ thể để chọn phương pháp xử lý phù hợp nhất. Đồng thời, việc dành thời gian để giao tiếp và tạo ra một môi trường an toàn và tin cậy cho trẻ là chìa khóa quan trọng giúp trẻ học được giá trị của sự trung thực.
Mọt sách Mogu tự hào là đơn vị phát hành sách thiếu nhi Nhật Bản hàng đầu tại Việt Nam. Sách của Mogu được mua bản quyền 100% trực tiếp từ đối tác Nhật Bản. Vì vậy ba mẹ Việt Nam có thể tiếp cận được với phương pháp giáo dục con Nhật Bản một cách gần gũi nhất.
Ba mẹ có thể tham khảo nhiều bộ sách Ehon khác ý nghĩa phù hợp giáo dục trẻ giá trị sự trung thực TẠI ĐÂY:
- Mogu Hà Nội: https://shopee.vn/motsachmogu.hn
- Mogu Hồ Chí Minh: https://shopee.vn/motsachmogu.hcm
- Tiki: https://shorturl.at/BCR37
- Nhắn tin trực tiếp Fanpage: m.me/112270524007259