-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
6 Kiểu “Cha Mẹ Độc Hại” và Ảnh Hưởng Tới Con Trẻ
Ngày đăng: 06/07/2024
[Nuôi dạy con] Cha mẹ độc hại ảnh hưởng tới con như thế nào?
Cha mẹ độc hại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến con trẻ và để lại hậu quả nghiêm trọng khi trẻ lớn lên. Hãy cùng Mọt sách Mogu phân biệt 6 loại hình cha mẹ độc hại thường thấy và ảnh hưởng từ cha mẹ độc hại tới con trẻ trong bài viết sau đây.
Nội dung chính
1. Cha Mẹ Độc Hại Tìm Mọi Cách Để Kiểm Soát Con
Một trong những loại cha mẹ độc hại được biết đến nhiều nhất là cha mẹ thích kiểm soát. Cha mẹ có tính cách này thường thường thao túng, coi sự tự lập của con là mối đe dọa, từ đó ép buộc con trẻ phải sống “dưới bóng” của ba mẹ, không được làm trái lời ba mẹ. Theo nghiên cứu, cha mẹ kiểm soát con cái thường có suy nghĩ rằng mọi điều mình làm cho con là muốn tốt cho con, nhưng thực ra là để đạt được lợi ích của chính cha mẹ.
Ví dụ như cha mẹ can thiệp vào các mối quan hệ của con, cấm đoán những người bạn mà cha mẹ cảm thấy không thích.
Ảnh hưởng tới con trẻ:
Con của cha mẹ độc hại thích kiểm soát thường phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý và cảm xúc. Trẻ em lớn lên trong môi trường bị kiểm soát nghiêm ngặt thường cảm thấy thiếu tự tin và tự trọng thấp, luôn cảm thấy mình không đủ tốt và không xứng đáng. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc tự quyết định cuộc sống của mình khi trưởng thành và thiếu kỹ năng tự lập.
Mối quan hệ xã hội của trẻ cũng bị ảnh hưởng, trẻ khó xây dựng và duy trì các mối quan hệ, hoặc khó tin tưởng và gần gũi với người khác. Trẻ thường cảm thấy tội lỗi và xấu hổ, tin rằng mình là nguyên nhân của mọi vấn đề. Sự kiểm soát thái quá còn khiến trẻ căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Những ảnh hưởng này có thể kéo dài suốt đời, gây nhiều khó khăn trong việc sống một cuộc sống hạnh phúc.
>>> Đọc thêm: Tính cách ba mẹ ảnh hưởng đến tình cảm gia đình
2. Cha Mẹ Độc Hại Luôn Bác Bỏ Mọi Ý Kiến Của Con
Cha mẹ độc hại luôn bác bỏ mọi ý kiến của con là những người không chấp nhận và không tôn trọng quan điểm hay cảm xúc của con cái. Thay vì lắng nghe và đáp ứng những ý kiến hay nguyện vọng của con, họ thường xuyên phủ nhận, từ chối, hoặc không cho phép con thể hiện ý kiến của mình. Ví dụ cha mẹ bác bỏ niềm đam mê nghệ thuật của trẻ vì coi đó là thứ lãng phí thời gian, thay vào đó ép con phải học những môn mà ba mẹ coi là cần thiết như toán, kĩ thuật, hay khoa học.
Ảnh hưởng tới con trẻ:
Con của cha mẹ bác bỏ thường cảm thấy mình là gánh nặng, phiền phức hoặc không quan trọng. Sự thiếu tình cảm và sự bác bỏ liên tục khiến trẻ cảm thấy bị cô lập, từ đó, trẻ sẽ không dám nói ra nhu cầu của mình. Điều này sẽ dẫn đến việc trẻ tự cảm thấy bản thân tiêu cực, không nhận ra được điểm mạnh điểm yếu của bản thân khi trưởng thành.
3. Cha Mẹ Độc Hại Kỳ Vọng Con Hoàn Thành Mong Ước Của Mình
Cha mẹ độc hại kỳ vọng con hoàn thành mong ước của mình là những người cha mẹ chiếm hữu, áp đặt và ép buộc con cái phải theo đuổi những mục tiêu mà họ đã đặt ra, thay vì tôn trọng và hỗ trợ con trong việc phát triển bản thân theo đúng khả năng và mong muốn của con. Kiểu cha mẹ này thường thích khoe khoe khoang về con hoặc thành tích về con, để cha mẹ có cơ hội nhắc đến mình là phụ huynh tuyệt vời như thế nào.
Một ví dụ điển hình là khi một cha mẹ từng muốn trở thành bác sĩ, họ ép con phải học tập và thi những cuộc thi theo ý của họ, mặc dù con không có đam mê hay kỹ năng thực sự với chuyên ngành này.
Ảnh hưởng tới con trẻ:
Những đứa trẻ sẽ thường cảm thấy áp lực phải làm tốt để làm hài lòng những người cha mẹ độc hại. Điều này có thể khiến họ cảm thấy mình không đủ tốt để làm hài lòng ba mẹ. Từ đó sẽ khiến mối quan hệ gia đình có thể trở nên căng thẳng và xa cách, gây ảnh hưởng đến tinh thần và cảm xúc của con trong suốt quá trình lớn lên. Ngoài ra, áp lực từ những mong đợi này sẽ làm giảm sự tự tin và giảm khả năng tự đưa ra quyết định của trẻ. Trẻ sẽ ngày càng phụ thuộc và đợi sự hướng dẫn từng bước của cha mẹ khi lớn lên.
>>> Đọc thêm: Cha mẹ độc hại: “Tổn thương dưới danh nghĩa tình thương”
4. Cha Mẹ Độc Hại Không Bảo Vệ Con Trẻ
Kiểu cha mẹ không bảo vệ con trẻ còn được biết là cha mẹ độc hại thụ động, thường nếu như ba hoặc mẹ thụ động thì phụ huynh còn lại sẽ là cha mẹ thích kiểm soát. Cha mẹ thụ động thường không có đủ can đảm để bảo vệ con khỏi hành vi lạm dụng của người cha/mẹ còn lại, thậm chí còn là người gián tiếp thúc đẩy hành vi xấu như vậy. Ví dụ cha mẹ không ngăn chặn hay bảo vệ con khỏi sự lạm dụng vật lý hoặc tinh thần từ thành viên khác trong gia đình. Thay vì đứng ra bảo vệ, phụ huynh chọn cách lơ đi, không bảo vệ con khỏi những hành vi tổn thương.
Ảnh hưởng tới con trẻ:
Việc cha mẹ không bảo vệ con khỏi sự tổn thương có thể khiến cho con cảm thấy bị bỏ rơi và không được quan tâm. Điều này có thể dẫn đến một cảm giác thiếu sự tự tin và khả năng thích ứng kém trong cuộc sống. Trẻ dễ gặp phải những vấn đề tâm lí như lo âu, tự ti, rối loạn stress,... và mối quan hệ gia đình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
>>> Đọc thêm: Những cách ứng xử nhẹ nhàng ba mẹ nên biết
5. Cha mẹ độc hại dễ nổi giận:
Cha mẹ độc hại dễ nổi giận thường là những người có khuynh hướng mất bình tĩnh và có thể phản ứng quá mạnh mẽ trong những tình huống nhỏ nhặt. Ví dụ, một cha mẹ có thể tức giận và mắng con khi con không làm theo ý muốn của họ, thậm chí là vì những chuyện vụn vặt như một đồ chơi bị rớt xuống sàn nhà.
Ảnh hưởng tới con trẻ:
Trẻ sống với ba mẹ nóng tính sẽ luôn cảm thấy lo lắng và bất an. Trẻ sẽ luôn phải cảnh giác, thận trọng không được làm gì sai, không được nói sai để ba mẹ nổi nóng, vì vậy khi trẻ lớn lên sẽ gặp khó khăn trong việc dựng mối quan hệ tin cậy với người khác.
6. Cha mẹ độc hại muốn con phải biết sợ nhưng lại muốn con yêu mình:
Những cha mẹ độc hại này được gọi tắt là “cha mẹ hổ”, có xu hướng áp đặt quyền lực và sự kiểm soát một cách quá mức lên con. Họ có thể sử dụng sự đe dọa, lôi kéo hoặc phạt để kiểm soát hành vi của con. Đồng thời, họ lại mong muốn con yêu thương và tôn trọng họ một cách tuyệt đối. Phụ huynh “hổ” thường nói câu: "Bố/ mẹ đã làm mọi thứ vì con mà con lại cư xử như thế đấy!"
Ảnh hưởng tới con trẻ:
Ảnh hưởng của cha mẹ “hổ” sẽ gây ra sự mâu thuẫn trong tâm lý của con: vừa yêu vừa sợ. Các con có thể phát triển sự bất an, sợ hãi, và thiếu tự tin khi không biết liệu mình có thể tin tưởng vào sự ổn định và yêu thương của cha mẹ hay không. Điều này cũng có thể làm suy yếu mối quan hệ giữa cha mẹ và con, dẫn đến sự phụ thuộc quá mức hoặc xa lánh.
>>> Đọc thêm: Ba mẹ độc hại khiến con cái 'khổ sở' nhưng lại cho đó là hy sinh, trách nhiệm
Mọt sách Mogu tự hào là đơn vị phát hành sách thiếu nhi Nhật Bản hàng đầu tại Việt Nam. Sách của Mogu được mua bản quyền 100% trực tiếp từ đối tác Nhật Bản. Vì vậy ba mẹ Việt Nam có thể tiếp cận được với phương pháp giáo dục con Nhật Bản một cách gần gũi nhất.
Ba mẹ có thể tham khảo nhiều bộ sách Ehon ý nghĩa TẠI ĐÂY:
- Mogu Hà Nội: https://shopee.vn/motsachmogu.hn
- Mogu Hồ Chí Minh: https://shopee.vn/motsachmogu.hcm