Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 - Tips Cho Ba Mẹ Cùng Con Vượt Qua

Ngày đăng: 01/07/2024

Nỗi Sợ Của Các Mẹ Bỉm: Khủng Hoảng Tuổi Lên 3

Nhìn chung, khi bạn là cha mẹ có con trong 3 tuổi, bạn sẽ rất quen thuộc với việc kiểm soát các cơn tức giận và bộc phát của con. Có thể nói, các cơn bộc phát có thể diễn ra cả khi ở nhà và bên ngoài, đôi khi chúng xảy ra khi mà bạn không lường trước được. Tuy nhiên đây là những hành vi bình thường của trẻ trong những năm tháng đầu đời.

Khi con bạn lớn lên, cha mẹ có thể thể tự hỏi không biết bao giờ thì các cơn bộc phát này sẽ kết thúc. Nhưng qua trọng hơn, nhiều cha mẹ cũng tự hỏi liệu những cơn bộc phát này có phải là bình thường hay không?

3 tuổi vẫn là khoảng thời gian có các cơn bộc phát, tuy nhiên ba mẹ có thể thấy được nhiều điều tích cự, phát triển hơn so với giai đoạn con 2 tuổi. Vậy hãy cùng Mogu đi tìm hiểu về khủng hoảng tuổi lên 3, để cùng hiểu về nó như thế nào, làm sao để cha mẹ đối mặt với nó và khi nào thì cha mẹ nên tìm tới các chuyên gia?

Khủng hoảng tuổi lên 3 diễn ra khi nào?

Khủng hoảng tuổi lên 3

Con bạn trong giai đoạn này sẽ có rất nhiều cảm xúc và suy nghĩ, ý kiến riêng, cũng như khao khát được độc lập.

Khủng hoảng với các cơn bộc phát diễn ra khi con không biết làm sao để thể hiện được những mong muốn của bản thân mình. Hoặc cũng có thể con rất muốn làm một điều gì đó mà con muốn nhưng không biết và không thể tự làm. Con bạn cũng có thể cảm thấy tức giận, khó chịu khi mệt, buồn ngủ hay đối.

Trẻ có thể có các cơn bộc phát ngay từ khi con tròn 1 tuổi, và nó sẽ trở nên phổ biến hơn khi trẻ bước vào giai đoạn 2 hay 3 tuổi, có thể kéo dài hơn nữa. Nhìn chung, khủng hoảng tuổi lên 3 là dấu hiệu tâm lý bình thường ở trẻ trong những năm đầu đời. Đó là khi con sẽ cần học cách để biểu thị được mong muốn, cảm xúc cũng như nhu cầu của mình cho người khác.

Phân biệt biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3

Phân biệt các loại khủng hoảng tuổi lên 3

Mogu xin đưa ra các phân loại sẽ là hữu ích để ba mẹ có thể hiểu các cơn bộc phát. Barton Schmitt, MD, tác giả cuốn “My Child is Sick!”, phân loại chúng như sau:

Cơn giận dữ do thất vọng: thường xảy ra khi con bạn không thể làm điều gì đó mà chúng muốn. Trẻ 3 tuổi có rất nhiều ý tưởng và mong muốn, khi con không thể hiện được bản thân mình qua giao tiếp, không thể kết thúc một suy nghĩ, một cuộc nói chuyện, con sẽ cực kì khó chịu. Và thế là trẻ sẽ có các cơn bộc phát với sự tức giận.

Cơn giận dữ do mệt mỏi: đúng như tên gọi, cơn bộc phát sẽ liên quan đến trạng thái nghỉ ngơi của con bạn. Con có thể đang đói, ốm, mệt,... dẫn tới các trận ăn vạ, khóc lóc.

Cơn giận dữ để tìm kiếm sự chú ý: nó xảy ra khi con bạn muốn làm theo ý mình ở một tình huống nào đó. Con có thể hành xử không tốt như khóc, đóng sầm cửa, rên rỉ, la hét,... bất cứ hành động nào mà chúng muốn.

Cơn giận tránh né: Sinh ra khi con bạn không muốn làm một điều gì đó. Ví dụ như đánh răng, ăn cơm, uống thuốc,...

Cơn giận gây rối: cơn giận này xuất phát từ việc nhằm thu hút sự chú ý của bố mẹ. Trẻ sẽ có những biểu hiện như bám, đánh, hay gây tổn hại đến môi trường xung quanh như nèm, đập phá đồ đạc. Con có thể sẽ la hét hoặc thậm chí la hét trong thời gian dài. Điều này tất nhiên hoàn toàn có thể xảy ra ở cả những nơi đông người như nhà hàng, siêu thị, công viên,...

>>> Làm Gì Khi Bé Đánh Mẹ? Nguyên Nhân và 10 Cách Giải Quyết Hiệu Quả

Mẹ sẽ làm khi khi những cơn khủng hoảng xảy ra?

Mẹ sẽ làm khi khi những cơn khủng hoảng xảy ra?

Trước khi có hành động cụ thể nào, hãy chắc chắn một điều rằng con bạn đang an toàn. Đôi khi trong một số trường hợp, điều đầu tiên đó chính là ban cần đưa con ra khỏi khu vực mà đang có các cơn giận dữ của con. Vd; con có thể tức giận và gạt tay làm vỡ chiếc cốc trên bàn, việc đầu tiên của ba mẹ lúc này chắc chắn là đưa con ra khu vực an toàn.

Đôi khi, ba mẹ có thể bế con lên để con được an toàn trong vòng tay của mình.

Nhìn xung quanh

Một cách rất tốt để phản ứng lại với những cơn bộc phát của con là bình tĩnh và làm ngơ với hành vi đó. Nếu con bạn đang có cơn bộc phát nhằm bởi con muốn bạn chú ý tới, việc làm ngơ hành động ấy sẽ giúp con hiểu đó không phải là cách để có được sự chú ý.

Chuyển hướng

Nếu ba mẹ nhận ra cơn bộc phát chuẩn bị tới, bạn có thể chuyển hướng sự chú ý của trẻ đến những hoạt động khác. Nó rất có ích với những cơn giận dữ thất vọng.

Nếu thấy con bạn đang gặp vấn đề hay khó chịu khi chơi một món đồ chơi, hãy cân nhắc chuyển hướng chú ý của trẻ đến một món đồ chơi khác. Nếu bạn đang ở ngoài cùng con, hãy cố gắng đưa con tới môi trường và không gian khác, để tránh khỏi những tác nhân ấy.

Hãy nói với con nên thể hiện cảm xúc bằng lời nói

Trẻ 3 tuổi đã có thể nói, vì vậy ba mẹ có thể dạy trẻ cách bày tỏ khi con có những cảm xúc mới. Khi con đã bình tĩnh, ba mẹ hãy cố gắng nói với con như: “Cơn giận dữ không phải là cách hay để có sự chú ý của mẹ đâu con à. Bây giờ chúng mình hãy cùng sử dụng từ ngữ để nói lên con đang cảm thấy thế nào nhé”.

Mặc dù việc áp dụng phương pháp này sẽ không thể ngay lập tức có hiệu quả, nhưng đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang dạy con cách thể hiện cảm xúc bằng lời nói.

Thời gian chờ

Nếu những cơn giận dữ đi kèm với các hành động gây rối hay bạo lực, có thể bạn cần dành cho con một khoảng “thời gian dừng”.

Thời gian trung bình dành cho từng độ tuổi từ 2-5 tuổi là 2-5 phút tương ứng với số tuổi của con. Để con vào một căn phòng, có bố mẹ quan sát và chờ đợi con bình tĩnh lại.

Làm gương cho con

Đôi khi chính cha mẹ cũng nên nhìn nhận lại cách mà mình đã đối phó lại những rắc rối trong cuộc sống. Con bạn sẽ quan sát bạn. Vì vậy, trong bất cứ hoạt động nào cũng nên cố gắng lùi lại một bước, suy nghĩ kĩ và bình tĩnh.

Khi con bạn bình tĩnh hay có sự tiến bộ trong cách kiểm soát các cơn bộc phát, hãy dành lời khen cho con.

Hãy nhất quán

Trong bất kể hành động phản ứng nào với con, hãy nhớ luôn nhất quán chúng. Đôi khi bạn sẽ thấy thật mệt mỏi khi con vẫn tiếp tục có những cơn giận dữ, cố gắng luôn phản hồi lại với con như mọi lần, hãy nhất quán và kiên trì để dạy con.

Con bạn rồi sẽ học được cách phản ứng lại với những cơn giận dữ, cố gắng dùng những lời khích lệ khi con có những tiến bộ, điều này sẽ rất giúp ích cho bản thân con.

Lời khuyên để ngăn chặn những cơn giận dữ trong tương lai

Khủng hoảng tuổi lên 3

Mặc dù bạn không thể ngăn chặn tất cả các cơn giận, nhưng đây sẽ là một số cách bạn có thể áp dụng để các cơn giận dữ có xu hướng giảm dần. Trẻ sẽ có thể dễ gặp các cơn bộc phát nếu đang mệt, đói hay ốm, vì vậy nếu nghi ngờ con có dấu hiệu về thể chất, hãy cố gắng đáp ứng nhu cầu của con lúc đó ba mẹ nhé.

Hoặc ba mẹ có thể sử dụng những cách sau:

Ưu tiên giấc ngủ: Trẻ sẽ ít có các cơn khủng hoảng nếu con được ngủ đủ (bao gồm cả những giấc ngủ ngắn). Trẻ 3 tuổi không còn những khoảng ngủ ngắn trong ngày (trừ ngủ trưa) vì vậy như buổi chiều ba mẹ có thể cho con thư giãn bằng các hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách hay chơi với những đồ chơi đơn giản (đồ chơi không có pin).

Thiết lập một nhịp điệu: Ví dụ: thức dậy, ăn sáng, đi bộ ngoài trời, chơi trong phòng, ăn trưa, ngủ trưa,... Bạn sẽ ngạc nhiên khi con có một nếp sinh hoạt ổn định sẽ có ít hẳn những cơn giận dữ.

Cung cấp nhiều lựa chọn: Cơn giận dữ có thể kiến con bạn mất kiểm soát. Những lúc đó, có một cách hữu hiệu bạn nên sử dụng đó là cho con chọn lựa giữa các lựa chọn. Việc được chọn lựa khiến con cảm thấy mình được trao quyền, có nhiều giá trị và ít thất vọng hơn. Hãy hỏi con nay muốn ăn món thịt chiên hay thị hấp, mặc chiếc váy màu hồng hay màu vàng,...

Giữ con ở môi trường bình tĩnh: Kích thích quá mức đôi khi còn do tác động của môi trường xung quanh, trẻ có thể dễ bị kích động hơn ở một môi trường ồn ào, đông người, nhiều biến động,... Vì vậy nếu có thể hãy đưa con đến môi trường ổn định và yên tĩnh hơn để bé có thể bình tĩnh lại bố mẹ nhé.

Tinh chỉnh các hoạt động: Trẻ 3 tuổi sẽ dễ mất kiểm soát nếu chúng không được tự làm một số thứ. Vì vậy ba mẹ hãy tìm hiểu những hoạt động mà con có thể tự làm, sau đó nhờ con làm như tự chọn quần áo, tự mặc quần áo, rỏ sữa vào một cốc nhỏ, tự đội mũ,....

Đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng: Trước khi chuyển sang các hoạt động tiếp theo, ba mẹ có thể thử thông báo cho con những gì nên làm tiếp theo. VD: Khi gần đến giờ đi ngủ hãy nói với con: “Gần đến giờ đi ngủ rồi, con hãy chọn thêm một việc nữa để làm nhé”!

>>> Bật Mí Cách Dạy Con Nghe Lời Cực Hiệu Quả

Khi nào thì các cơn bộc phát cần sự quan tâm đặc biệt?

Khủng hoảng tuổi lên 3: Khi nào thì các cơn bộc phát cần sự quan tâm đặc biệt?

Khủng hoảng tuổi lên ba diễn ra phổ biến và có thể hạn chế dần khi trẻ bước vào 3 tuổi rưỡi hoặc 4 tuổi. Tuy nhiên, nhiều trẻ luôn có những biểu hiện bất thường, kéo dài lâu mà có thể ba mẹ cần quan tâm để đưa con tới gặp bác sĩ nhi khoa.

Sau đây là một số dấu hiệu bất thường:

- Các cơn giận dữ diễn ra nhiều lần trong ngày hay mỗi lần diễn ra kéo dài rất lâu

- Có các hành động tự làm đau bản thân như đập đầu vào tường hay ném đồ đạc.

- Con nín thở hoặc thở rất gấp

- Con làm đau đến những người xung quanh, có hành động như đấm, đá, cắn,...

- Biểu hiện đi kèm như đau đầu, đau bụng, sốt

- Cơn bốc phát kéo dài trên 15 phút, ngày càng thường xuyên và có xu hướng bạo lực dần

- Vẫn tiếp tục tới khi con 4-5 tuổi

Tham khảo nguồn: https://www.healthline.com/

 >>> Lời Khuyên Cho Mẹ Dạy Trẻ Tự Lập Khi Con Học Mẫu Giáo

>>> Dạy Con Đọc Sách Từ Nhỏ Để Xây Dựng Tính Cách Kiên Trì, Nhẫn Nại

Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 - Bí Quyết Cho Ba Mẹ Cùng Con Vượt Qua

Mọt sách Mogu là đơn vị phát hành sách thiếu nhi tại Việt Nam, được liên kết với nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản Thế Giới. Mọt sách Mogu tự hào khi tới nay đã sản xuất được hơn 200 đầu sách tập trung cho lứa tuổi mầm non. Sách của Mogu được phân phối rộng rãi tại các nhà sách trên toàn quốc và luôn nằm trong Top sách thiếu nhi bán chạy. 

Ba mẹ có thể tham khảo thêm những cuốn sách cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 TẠI ĐÂY:

- Mogu Hà Nội: https://shopee.vn/motsachmogu.hn

- Mogu Hồ Chí Minh: https://shopee.vn/motsachmogu.hcm

- Tiki: https://shorturl.at/BCR37

- Nhắn tin trực tiếp Fanpage: m.me/112270524007259

Viết bình luận của bạn: