Bật Mí 5 Cách Dạy Con Nghe Lời Cực Hiệu Quả

Ngày đăng: 26/06/2024

Cách Dạy Con Nghe Lời Mẹ Nhẹ Nhàng Với 5 Bí Quyết Sau

Dạy con nghe lời là mong muốn của hầu hết các ba mẹ. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng có phương pháp phù hợp. Trong bài viết này, ba mẹ hãy cùng Mọt sách Mogu tìm hiểu kỹ hơn lý do vì sao ba mẹ nên tìm hiểu các cách dạy con nghe lời và 5 cách dạy con nghe lời cực hiệu quả nhé!

Vì sao ba mẹ nên tìm hiểu các cách dạy con nghe lời?

Việc tìm hiểu và áp dụng những phương pháp dạy con nghe lời hiệu quả không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ mà còn giúp ba mẹ xây dựng một gia đình hạnh phúc:

Giúp xây dựng mối quan hệ gia đình tích cực

Khi con cái nghe lời, mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái trở nên hòa thuận và gắn kết hơn. Trẻ sẽ cảm thấy an toàn và được yêu thương, còn ba mẹ sẽ ít căng thẳng hơn khi con mình có thể hạn chế những hành vi không mong muốn.

dạy con nghe lời

Tìm hiểu các cách dạy con nghe lời giúp ba mẹ xây dựng mối quan hệ gia đình tích cực

Giúp gia đình giảm thiểu xung đột và stress

Khi trẻ không nghe lời, ba mẹ thường phải đối mặt với nhiều xung đột không tốt và thậm chí là stress. Việc tìm hiểu cách dạy con nghe lời giúp ba mẹ biết cách xử lý tình huống một cách bình tĩnh và hiệu quả, từ đó giảm bớt áp lực cho cả ba mẹ và con cái.

Giúp trẻ phát triển toàn diện

Trẻ em được dạy cách nghe lời thường có kỷ luật tốt hơn, biết tôn trọng người khác và có khả năng hợp tác cao. Đây là những yếu tố rất quan trọng trong việc học tập, làm việc nhóm và xây dựng các mối quan hệ xã hội sau này.

dạy con nghe lời

Tìm hiểu các cách dạy con nghe lời giúp trẻ phát triển toàn diện

Đảm bảo an toàn cho trẻ

Khi trẻ biết lắng nghe và tuân thủ những hướng dẫn của ba mẹ, nguy cơ gặp phải các tình huống nguy hiểm sẽ giảm đi đáng kể. Từ việc nghe lời ba mẹ, khi đến trường lớp hay ở nơi công cộng trẻ cũng sẽ học được các tuân thủ những nội quy chung. Ví dụ: Không vượt đèn đỏ, không xả rác bừa bãi,...

Giúp định hình giá trị và nguyên tắc sống cho trẻ

Dạy con nghe lời là cơ hội để ba mẹ truyền đạt những giá trị sống và nguyên tắc quan trọng cho trẻ. Điều này giúp trẻ phát triển thành những cá nhân có đạo đức, biết tôn trọng người khác và có trách nhiệm với hành vi của mình trong tương lai. Trẻ biết nghe lời khi còn nhỏ cũng sẽ hình thành các nguyên tắc sống có ích cho bản thân mình.

5 Cách Dạy Con Nghe Lời Không Tốn Sức

Nói chuyện bằng cách giữ khoảng cách ngang tầm mắt

dạy con nghe lời

Nói chuyện bằng cách giữ khoảng cách ngang tầm mắt

Nhiều ba mẹ đã từng nghe hoặc thấy những lời khuyên tương tự thế này nhưng đôi khi ba mẹ lại quên áp dụng khi muốn truyền đạt thông tin đến trẻ. Hành động nhỏ này sẽ cho cảm giác rằng ba mẹ đang trò chuyện, khuyên bảo trẻ thay vì ra lệnh cho trẻ. Từ đó, trẻ cũng sẽ cởi mở hơn trong việc tuân thủ, vâng lời.

Lặp lại những lời dặn dò

Yêu cầu trẻ kể lại, nhắc lại những lời vừa được dặn dò sẽ giúp trẻ ghi nhớ hơn và nghe lời hơn.

dạy con nghe lời

Dạy con nghe lời bằng cách lặp lại những lời dặn dò

Trong lĩnh vực y tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 40-80% thông tin bác sĩ truyền đạt cho bệnh nhân bị lãng quên hoàn toàn hoặc hiểu sai. Vì vậy, để chống lại sự hiểu lầm này, các bác sĩ đã bắt đầu sử dụng phương pháp lặp lại những lời dặn dò để bệnh nhân nhắc lại cho bác sĩ những hướng dẫn điều trị mà họ vừa được nghe. Phương pháp này cũng được chứng minh là làm tăng đáng kể khả năng lưu giữ thông tin.

Tương tự với trẻ, nếu ba mẹ vừa nhắc nhở trẻ hãy tự dọn dẹp đồ chơi thì có thể thử đặt câu hỏi một cách nhẹ nhàng như: “Cún ơi, mẹ vừa dặn con gì ấy nhỉ? và cho con thời gian để trả lời. Nếu con có thể lặp lại những điều ba mẹ vừa nói thì con sẽ hiểu rằng ba mẹ đang mong chờ phản hồi và con cũng sẽ nhớ hơn lời ba mẹ vừa dặn.

Hạn chế việc to tiếng

Khi trẻ không nghe lời, ba mẹ thường có xu hướng nói lớn hơn. Nhưng ba mẹ ơi, việc ba mẹ to tiếng sẽ không giúp thu hút hay khuyến khích trẻ muốn lắng nghe và vâng lời. Mà ngược lại, còn khiến trẻ sợ sệt, tránh né những yêu cầu của ba mẹ. Vì vậy, thay vì to tiếng ba mẹ hãy thử nói chuyện với trẻ một cách cởi mở và nhẹ nhàng hơn xem sao. Mogu tin rằng các bạn nhỏ chắc hẳn sẽ dễ dàng tiếp nhận và tiếp thu hơn đấy.

Hạn chế câu mệnh lệnh tiêu cực

Những câu mệnh lệnh tiêu cực như “không” đòi hỏi trẻ phải thực hiện mệnh lệnh gấp đôi và khiến trẻ cảm thấy khó hiểu. Trẻ sẽ tự đặt ra những câu hỏi như “Tại sao trẻ không nên”, “Trẻ nên làm gì”, “Nếu trẻ làm thế này thì có được không”,...

Thay vào đó, ba mẹ có thể dùng những câu nói nhẹ nhàng như: “Con không được vất đồ chơi lung tung” thay bằng “Con hãy bỏ đồ chơi vào thùng nhé”. Hoặc “Con không được chạy trong sân” thay bằng “Con hãy đi bộ trong sân nhé”.

Học cách nói “có” đối với yêu cầu của con

dạy con nghe lời

Học cách nói “có” đối với yêu cầu của con

Khi bạn phải nói “không”, hãy cố gắng thay đổi cấu trúc câu và biến nó thành “có”. Nếu bạn được hỏi rằng: “Mẹ ơi, chúng ta có thể ở lại công viên lâu hơn không?” bạn có thể trả lời rằng “Chúng ta có thể ở lại công viên lâu hơn vào cuối tuần con ạ.” Nếu trẻ nài nỉ: “Mẹ ơi, con có thể ăn kem không?” hãy đáp lại trẻ rằng “Chúng ta sẽ ăn kem vào tối thứ Sáu sau khi xem phim như mọi khi.” Lời đồng ý của ba mẹ thường sẽ là “không phải bây giờ”, nhưng nếu ba mẹ diễn phù hợp thì cách này sẽ dễ dàng trong việc thỏa thuận với các bạn nhỏ hơn rất nhiều.

>>> 5 Cách Ba Mẹ Hành Xử Trong Tình Huống Trẻ Nói Dối

>>> Top 5 Sách Truyện Thiếu Nhi Giúp Trẻ Trở Nên Sâu Sắc Hơn

>>> Top 5 Sách Giúp Trẻ Kiểm Soát Cảm Xúc Ba Mẹ Nên Đọc Cho Bé

Cách Dạy Con Nghe Lời Mẹ Nhẹ Nhàng

Mọt sách Mogu là đơn vị phát hành sách thiếu nhi tại Việt Nam, được liên kết với nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản Thế Giới. Mọt sách Mogu tự hào khi tới nay đã sản xuất được hơn 200 đầu sách tập trung cho lứa tuổi mầm non. Sách của Mogu được phân phối rộng rãi tại các nhà sách trên toàn quốc và luôn nằm trong Top sách thiếu nhi bán chạy. 

Ba mẹ có thể tham khảo thêm những bộ sách giúp mẹ dạy bé nghe lời hiệu quả TẠI ĐÂY:

- Mogu Hà Nội: https://shopee.vn/motsachmogu.hn

- Mogu Hồ Chí Minh: https://shopee.vn/motsachmogu.hcm

- Tiki: https://shorturl.at/BCR37

- Nhắn tin trực tiếp Fanpage: m.me/112270524007259

Viết bình luận của bạn: