Hội Chứng Rung Lắc Là Gì? Rung Lắc Trẻ Như Thế Nào Là An Toàn?

Ngày đăng: 30/08/2024

Ba Mẹ Có Biết Rung Lắc Trẻ Như Thế Nào Là An Toàn?

Hội chứng rung lắc ở trẻ em có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển tương lai của trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dạy hàng ngày, không phải lúc nào ba mẹ cũng tránh được việc vô tình rung lắc con. Trong bài viết này, Mọt sách Mogu sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về hội chứng rung lắc, cung cấp các biện pháp đề phòng hiệu quả và đồng thời gợi ý ba mẹ cách rung lắc trẻ như thế nào là an toàn.

Rung lắc trẻ như thế nào là an toàn?

Hội chứng rung lắc ở trẻ là gì?

Hội chứng rung lắc ở trẻ là gì?

Hội chứng rung lắc ở trẻ là gì?

Hội chứng rung lắc (Shaken baby syndrome – SBS) là một chấn thương não nghiêm trọng, xảy ra khi ba mẹ hoặc người chăm sóc rung lắc trẻ để giải tỏa sự cáu gắt hoặc thất vọng, thường là do trẻ khóc không ngừng. Hội chứng này phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh đến 8 tháng tuổi, giai đoạn mà trẻ có xu hướng khóc nhiều nhất.

Nguyên nhân gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ

Hội chứng rung lắc thường xuất phát từ việc rung lắc trẻ quá mạnh với mục đích dỗ trẻ bớt khóc, từ thói quen đưa võng, lắc nôi để ru trẻ ngủ, hoặc từ những động tác đơn giản khi chơi đùa với trẻ như: bế xốc, tung cao, bồng đưa lên đưa xuống nhanh, hoặc giả làm máy bay với trẻ. Chỉ cần rung lắc trẻ trong 5 giây, trẻ có thể gặp nguy hiểm. Hội chứng này ở trẻ nhỏ tương tự như chấn thương sọ não ở người lớn do tai nạn giao thông.

Nguyên nhân gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ

Nguyên nhân gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ

Ở giai đoạn này, trọng lượng đầu trẻ chiếm khoảng 1/4 tổng trọng lượng cơ thể, trong khi não bộ chưa phát triển đầy đủ và nằm trong dịch não tủy bảo vệ xung quanh, cùng với cơ cổ rất yếu và mỏng manh. Khi trẻ bị rung lắc mạnh, đặc biệt là với các động tác tung hứng hoặc quay vòng tròn, khối não có thể di chuyển theo quán tính và va đập vào bên trong hộp sọ. Điều này có thể gây sưng phù não, tăng áp lực nội sọ và tổn thương các mạch máu trong não.

Những tổn thương này có thể để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Các tổn thương nhẹ có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần, gặp khó khăn trong việc nói năng lưu loát và giảm khả năng học tập. Các tổn thương nặng hơn có thể gây xuất huyết võng mạc, giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, và thậm chí tử vong.

>>> Đọc thêm: Những Điều Không Nên Nói Với Trẻ Sơ Sinh

Các triệu chứng của hội chứng rung lắc

Hội chứng rung lắc ở trẻ có các triệu chứng rất đa dạng, thường khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ bị rung lắc và đạt mức độ nghiêm trọng sau 4 đến 6 giờ, bao gồm:

Các triệu chứng của hội chứng rung lắc

Các triệu chứng của hội chứng rung lắc

Triệu chứng cơ năng:

- Trẻ lờ đờ, vật vã, bứt rứt, quấy khóc, đờ đẫn, lơ mơ, hoặc ngủ mê.

- Trẻ dễ bị kích thích, chán ăn, và buồn nôn.

- Trẻ có thể rơi vào trạng thái hôn mê, co giật, đồng tử giãn và không đáp ứng với ánh sáng.

- Nhịp thở nông, chậm bất thường và không đều.

- Trẻ có thể nằm ở tư thế đầu ngửa ra sau, lưng cong hình vòng cung.

- Ngừng tim hoặc tử vong trong các trường hợp nghiêm trọng.

Triệu chứng thực thể:

- Vết rách da, đụng dập, hoặc các chấn thương khác.

- Thóp phồng, tổn thương ngực, bụng, và các vết bầm tím trên mặt, da đầu, cánh tay, bụng, hoặc lưng.

- Huyết áp thấp bất thường và phù nề phần mềm, có thể chỉ điểm cho vỡ xương sọ.

- Xuất huyết võng mạc và xuất huyết não kín.

Những triệu chứng này đòi hỏi sự quan sát kỹ lưỡng và chăm sóc y tế kịp thời để ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng hơn cho trẻ.

>>> Đọc thêm: Làm Gì Khi Bé 2 Tuổi Đánh Mẹ? Nguyên Nhân và 10 Cách Giải Quyết Hiệu Quả

Rung lắc trẻ như thế nào là an toàn?

Các chuyên gia y tế thường khuyến cáo ba mẹ và những người trông trẻ không nên rung lắc trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Vì vậy, dù rung lắc trẻ ở cách thức nào cũng được coi là một hành động kém an toàn. Để đề phòng hội chứng này ba mẹ nên lưu ý những điều sau:

- Tránh các động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như rung lắc nôi quá mạnh, quá nhanh,...

Rung lắc trẻ như thế nào là an toàn?

- Khi bế, cần giữ cổ trẻ ở tư thế cố định. Không bế thốc ngược hoặc xốc vác trẻ một cách gấp gáp. Hạn chế các động tác như tung hứng trẻ khi đùa giỡn và tuyệt đối không được tát, đánh vào tai, đầu, hoặc mặt trẻ.

- Khi trẻ khóc, ba mẹ và người chăm sóc cần bình tĩnh, không nên nóng giận, không đánh trẻ, không được ru ngủ trẻ bằng cách lắc võng mạnh. Sau khi kiểm tra tất cả các nguyên nhân đều ổn mà trẻ vẫn khóc, có thể đặt trẻ ở giường/cũi an toàn và nhờ sự trợ giúp của người thân. Có thể cho trẻ thăm khám ở các bác sĩ chuyên khoa nhi nếu cha mẹ nghi ngờ một bệnh lý nào đó khiến trẻ khóc.

- Không nên để người tức giận bế ẵm trẻ và luôn kiểm tra sự an toàn trước khi giao trẻ cho người khác chăm sóc

Phải làm gì khi có biểu hiện của hội chứng rung lắc?

Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc hội chứng rung lắc, ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp, trẻ sẽ ngừng thở sau khi bị lắc. Lúc này, ba mẹ cần chủ động thực hiện hô hấp nhân tạo để giữ nhịp thở cho trẻ.

Phải làm gì khi có biểu hiện của hội chứng rung lắc?

Phải làm gì khi có biểu hiện của hội chứng rung lắc?

Các chuyên gia của Hội chữ thập đỏ Mỹ (American Red Cross) khuyến cáo các bước để thực hiện hô hấp nhân tạo cho trẻ:

- Đặt trẻ nằm ngửa cẩn thận, nếu nghi ngờ bị chấn thương cột sống, nên di chuyển trẻ nhẹ nhàng để đầu và cổ không bị vẹo, nên kéo hàm về phía trước thay vì ngửa đầu và để miệng trẻ mở.

- Thực hiện đúng vị trí. Nếu trẻ dưới 1 tuổi, hãy đặt hai ngón tay vào giữa xương ức. Nếu trẻ trên 1 tuổi, hãy đặt một tay lên giữa xương ức, tay còn lại đặt lên trán trẻ để giữ đầu ngửa ra sau.

- Thực hiện ép ngực. Tiến hành nhấn xương ức xuống nửa chừng vào ngực, thực hiện khoảng 30 lần mà không tạm dừng. Việc nén phải được tiến hành nhanh chóng và chắc chắn.

- Hít thở cấp cứu. Kiểm tra nhịp thở của trẻ sau khi ép. Nếu không có dấu hiệu thở, bố mẹ nên dùng miệng của mình bịt chặt miệng và mũi của trẻ, nâng cằm và giữ đầu của trẻ hơi ngửa ra, đảm bảo rằng đường thở được mở và thở hai hơi. Mỗi nhịp thở nên kéo dài khoảng một giây để làm cho lồng ngực căng lên. Nếu thực hiện thao tác thổi đúng thì phải nhìn thấy ngực của trẻ phồng lên. Nếu thấy không có không khí đi vào khi thổi, hãy điều chỉnh đầu trẻ và thử lại.

- Tiếp tục hô hấp nhân tạo. Tiếp tục chu kỳ 30 lần nén và hai lần thở cho đến khi có sự trợ giúp của nhân viên y tế. Đảm bảo luôn kiểm tra nhịp thở.

- Nếu trẻ bắt đầu có dấu hiệu tự thở được thì ngừng lại, để trẻ nằm nghỉ và theo dõi nhịp thở của trẻ.

Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị nôn trớ sau khi bị lắc. Để tránh bị sặc, hãy nhẹ nhàng lăn cho trẻ nằm nghiêng. Nếu có chấn thương tủy sống, phương pháp lăn sẽ giúp giảm nguy cơ tổn thương thêm. Điều quan trọng là không bế trẻ lên hoặc cho trẻ ăn và nước uống.

>>> Xem thêm:

Khủng Hoảng Tuổi Lên 2: Giải đáp và hướng dẫn 9 cách để ba mẹ vượt qua cùng con

Sách Cho Bé Sơ Sinh Có Thực Sự Quan Trọng - Gợi Ý Mẹ Bỉm Cách Hình Thành Thói Quen Đọc Cho Bé

—-----------------------------------------------

Kết nối cùng Mogu

Mọt sách Mogu tự hào là đơn vị phát hành sách thiếu nhi Nhật Bản hàng đầu tại Việt Nam. Sách của Mogu được mua bản quyền 100% trực tiếp từ đối tác Nhật Bản. Vì vậy ba mẹ Việt Nam có thể tiếp cận được với phương pháp giáo dục con Nhật Bản một cách gần gũi nhất.

Ba mẹ có thể tham khảo nhiều bộ sách Ehon ý nghĩa với nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non TẠI ĐÂY:

- Mogu Hà Nội: https://shopee.vn/motsachmogu.hn

- Mogu Hồ Chí Minh: https://shopee.vn/motsachmogu.hcm

- Tiki: https://shorturl.at/BCR37

- Nhắn tin trực tiếp Fanpage: m.me/112270524007259

Viết bình luận của bạn: