Khủng Hoảng Tuổi Lên 2: Giải đáp và hướng dẫn 9 cách để ba mẹ vượt qua cùng con

Ngày đăng: 19/06/2024

Khủng Hoảng Tuổi Lên 2: Hành Trình Khám Phá Bản Thân Của Con Yêu

Các bậc ba mẹ hay chuyên gia nhi hay nói về cụm từ “khủng hoảng tuổi mầm non”, vậy khái niệm đó thực sự là gì? Ba mẹ nên hiểu đây là một giai đoạn hoàn toàn bình thường của con, khi con đang lớn và có những hành động như các cơn giận dữ, hành vi thách thức hay làm ba mẹ thất vọng.

Khủng hoảng tuổi lên 2 không nhất thiết xảy ra ngay khi con bạn vừa tròn 2 tuổi. Theo các chuyên gia tâm lý, khủng hoảng tuổi lên 2 thường xảy ra vào khoảng 18 đến 30 tháng tuổi, và nó hoàn toàn có thể kéo dài tới năm con 3 tuổi.

Nhưng ba mẹ đừng lo, bởi các cơn khủng hoảng này có thể kéo dài tới 3 tuổi nhưng tần suất sẽ ít đi đó ạ.

Vậy hãy cùng Mogu đi tìm hiểu xem khủng hoảng tuổi lên 2 cụ thể là gì và hướng dẫn ba mẹ kiểm soát nó.

Tại sao khủng hoảng tuổi lên 2 lại đáng sợ?

“Toddlerhood” (tuổi mới biết đi) là giai đoạn khi con từ 1 đến 3 tuổi. Đây là khoảng thời gian mà bất cứ đứa trẻ nào đều có sự phát triển vượt bậc cả về trí tuệ và thể chất. Em bé của bạn đã có thể:

- Bước đi

- Nói chuyện

- Có những quan điểm, ý nghĩ riêng

- Học về những cảm xúc

- Hiểu về sự sẻ chia và nhận lại

Trong suốt quãng thời gian này, con bạn sẽ có một nhu cầu tự nhiên về việc khám phá môi trường xung quanh theo cách của riêng con. Đây là một hành vi bình thường ba mẹ à. Tuy nhiên những kỹ năng về ngôn ngữ, thể chất và cảm xúc của trẻ chưa phát triển tốt nên ba mẹ có thể thấy thất vọng hay nản lòng khi con chưa cư xử được tốt.

Khủng Hoảng Tuổi Lên 2: Hành Trình Khám Phá Bản Thân Của Con Yêu

Sau đây là một số ví dụ về khả năng của trẻ 2 tuổi:

- Con bạn có thể không có đủ kỹ năng về ngôn ngữ để miêu tả được chính xác điều mà con muốn.

- Con không đủ kiên nhẫn để đợi đến lượt mình

- Con chưa kết hợp được tay, chân và mắt của mình một cách hài hòa.

Liệu con bạn đã bước vào khủng hoảng tuổi lên 2?

Liệu con bạn đã bước vào khủng hoảng tuổi lên 2?

Hãy tin mình rằng, ba mẹ sẽ nhận ra con bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 không phải là bởi chiếc giấy khai sinh mà đó chính là những hành vi rất rõ ràng của con. Sau đây là một số điển hình của con:

Cơn giận dữ

Khủng hoảng 2 tuổi: Trẻ khủng hoảng cảm xúc

Cơn giận dữ có thể diễn ra từ mức độ nhẹ như rên rỉ hay tới những cơn cuồng loạn tột độ. Ngoài việc khóc khi giận dữ, con bạn có thể có các hoạt động về thể chất như:

- Đánh

- Đá

- Cắn

- Ném đồ đạc

Theo một kết quả nghiên cứu năm 2003, ước tính có khoảng 75% các cơn giận dữ của trẻ từ 18 đến 60 tháng sẽ kéo dài dưới 5 phút. Các cơn khủng hoảng xảy ra là giống nhau giữa cả trai và gái.

Sự đối lập

Liệu con bạn đã bước vào khủng hoảng tuổi lên 2?

Mỗi ngày con của bạn sẽ không ngừng học và đạt được những khả năng và kỹ năng mới. Đó có thể là việc bỗng nhiên khi trẻ luôn muốn thử làm những kĩ năng và khả năng mới. Vì vậy, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi một ngày con không còn thích làm những điều mà hàng ngày con vẫn làm. Ví dụ như ba mẹ nắm tay con qua đường, giúp con mặc quần áo hay giúp trẻ lao cầu trượt ở sân chơi.

Khi con bạn phát triển tính độc lập hơn, con sẽ đòi hỏi tự được làm nhiều hơn, mặc dù khả năng của con có thể chưa tự mình làm được, nhưng trẻ sẽ cảm thấy khó chịu hay tức giận nếu ba mẹ không cho chúng tự làm. Ngược lại, cũng có hiện tượng con bỗng nhiên đề nghị ba mẹ làm giúp những việc mà trước đây trẻ hoàn toàn có thể tự làm được.

Tâm trạng thất thường

Ba mẹ có thể sẽ phải làm quen với việc con có thể đang vui vẻ và hạnh phúc, một phút sau bỗng nhiên có thể hét lên, khóc lóc hay buồn bã. Điều ấy xuất phát từ những mong muốn của con khi muốn tự làm, muốn nói ra suy nghĩ của mình mà chẳng thể diễn tả hay có đủ kỹ năng để tự làm.

>>> Mẹ và bé trò chuyện trước khi ngủ giúp bé giảm căng thẳng đến 68%

Phân biệt "Khủng hoảng tuổi lên 2" và "Vấn đề về hành vi"

Phân biệt "Khủng hoảng tuổi lên 2" và "Vấn đề về hành vi"

Liệu ba mẹ có biết cách phân biệt giữa khủng hoảng tuổi lên 2 với các ảnh hưởng nghiêm trọng hơn về sức khỏe tâm lý của con?

Một nghiên cứu năm 2008 đã nghiên cứu để chỉ ra rằng đâu là những cơn khủng hoảng cảm xúc thông thường hay những cơn giận dữ có nguyên nhân từ việc rối loạn tâm trạng hoặc hành vi ở trẻ mầm non. Các dấu hiệu bao gồm:

- Những cơn giận dữ diễn ra liên tục và hơn một nửa thời gian con có những hành động như đánh, đã, cắn hoặc các hình thức bạo lực thể chất với ba mẹ hoặc người chăm sóc.

- Trong cơn giận dữ trẻ cố gắng tự làm tổn thương chính mình.

- Cơn giận dữ xảy ra thường xuyên từ 10 đến 20 lần một ngày

- Cơn giận dữ thường xuyên kéo dài hơn 25 phút

- Đứa trẻ không có khả năng bình tĩnh lại

Ba mẹ hãy lưu ý những dấu hiệu trên khi con đang trong giai đoạn 18-30 tháng, đó có thể là biểu hiện nghiêm trọng về sức khỏe thể chất mà ba mẹ cần có bác sĩ để can thiệp kịp thời cho trẻ.

Khi nào thì mẹ cần sự giúp đỡ?

Những cơn giận dữ là điều bình thường khi trẻ lớn lên, nhưng nếu hành vi đó vượt quá tầm kiểm soát, ba mẹ hãy chủ động nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hay các chuyên gia.

- Không chú ý vào người khác

- Không giao tiếp bằng mắt

- Đặc biệt hung hăng, bạo lực hoặc cố gắng làm tổn thương bản thân hoặc người khác

- Tạo ra nhiều căng thẳng trong gia đình

Khi xác định được những dấu hiệu ấy ba mẹ có thể tìm đến bác sĩ để xem có cần thiết phải đánh giá sức khỏe tâm thần hay không. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh như rối loạn tăng động giảm chú ý.

Dấu hiệu của khủng hoảng tuổi lên 2

Biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 2

Hầu hết trẻ em từ 18 đến 30 tháng đều sẽ có những dấu hiệu và hành vi về việc bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2. Trẻ trong giai đoạn này đang phát triển vượt bậc cả về tính độc lập và ý thức về bản thân. Nên sẽ dễ hiểu nếu như những kì vọng của ba mẹ và mong muốn của con cái lại trở nên rất khác nhau.

Tuy nhiên, một số trẻ trải qua thời kì khủng hoảng khá nhanh với ít các cơn giận dữ hơn. Đơn giản là những đứa trẻ này có khả năng ngôn ngữ và cảm xúc tốt hơn, giúp bé nói ra được mong muốn và nhu cầu của mình.

Khủng hoảng cảm xúc tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?

Khủng hoảng tuổi lên 2 có thể kéo dài tới khủng hoảng tuổi lên 3. Nhưng khi trẻ đủ 4 tuổi thì thông thường con sẽ có đủ vốn từ để diễn tả bộc lộ được cảm xúc cũng như đáp ứng, tuần theo hướng dẫn, yêu cầu của ba mẹ.

Theo một nghiên cứu cho thấy 20% trẻ 2 tuổi có ít nhất 1 cơn giận dữ mỗi ngày, trong khi con số này ở trẻ 4 tuổi chỉ là 10%.

Lời khuyên cho ba mẹ có con đang trong khủng hoảng tuổi lên 2

Lời khuyên giúp ba mẹ đối phó với giai đoạn con khủng hoảng tuổi lên 2

Để giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong quá trình đồng hành cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị những điều sau:

- Giữ giờ ăn và ngủ đều đặn, có nếp sinh hoạt cố định. Những hành vi khủng hoảng sẽ dễ dàng xuất hiện hơn khi con mệt hoặc đói

- Khen ngợi những hành vi tốt và đôi lúc nên bỏ qua, đôi lúc nên phớt lờ những hành vi mà ba mẹ muốn ngăn cản

- Làm gương cho con về kiểm soát cảm xúc và hành vi tích cực bằng cách: không đánh hoặc hét lên với con, không dùng những từ ngữ tiêu cực, chì chiết hay nặng nề khi tức giận với con

- Chuyển hướng hoặc đánh lạc hướng khi bạn có thể. Hãy chỉ ra một điều gì đó buồn cười hay thú vị khi con bắt đầu rên rỉ hay cư xử không đúng mực

- Giữ các quy tắc đơn giản và đưa ra lời giải thích ngắn gọn để trẻ dễ hiểu và dễ nắm bắt

- Cho con bạn được quyền lựa chọn, ví dụ thay vì bảo con tắt tivi đi không được xem nữa, hãy nói: Giờ con được chọn xem nốt bài Một con vịt hoặc bài Bà ơi bà rồi sẽ tắt đi, con chọn bài nào?

- Hãy tạo cho trẻ một môi trường sống an toàn, để các vật dụng nguy hiểm ra khỏi tầm tay của trẻ và luôn dõi theo trẻ mọi lúc.

- Đừng nhượng bộ. Hãy đặt ra giới hạn và nhất quá. Nếu con bạn lăn ra khóc và ăn vạ tại siêu thị vì không được mẹ đồng ý mua một thanh kẹo, hãy đưa trẻ ra khỏi khu vực đó và chờ tới khi con bình tĩnh lại. Yên tâm rằng bạn không phải là phụ huynh đầu tiên bỏ một chiếc xe đẩy tại lối đi đâu, hãy nhất quán trong quá trình dạy con nhé

- Hãy bình tĩnh. Đôi khi những cơn khủng hoảng của con sẽ làm bạn căng thẳng và khó mà bình tĩnh được, những lúc ấy hãy hút thở sâu, đếm đến 10 hay làm bất cứ cách nào để giữ được sự kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Cuối cùng, nuôi dạy con là một cuộc hành trình cực kì gian nan và khó khăn, đòi hỏi ba mẹ rất nhiều các kỹ năng và kiến thức. Tuy nhiên, được cùng con đồng hành trong quá trình lớn lên là một niềm hạnh phúc, ý nghĩa với bất cứ ai làm cha mẹ. Cha mẹ cũng chỉ làm ba mẹ lần đầu tiên, vì vậy cha mẹ vẫn luôn cần phải học thêm, hiểu thêm để nuôi dạy con trở thành em bé hạnh phúc. Mogu đồng cảm điều đó và sẽ đồng hành cùng ba mẹ trong quá trình lớn lên của các em bé.

Hãy cùng Mogu đón đọc thêm các bài viết về nuôi dạy con cái tại đây nhé:

Top Sách Cho Bé Dưới 3 Tuổi Giúp Con Trở Thành Em Bé Tình Cảm

Giáo Dục Cảm Xúc Cho Trẻ Mầm Non Và 2 Cách Giáo Dục Cảm Xúc Hiệu Quả

Hướng Dẫn Nuôi Dạy Một Em Bé 2 Tuổi

5 Cách Ba Mẹ Hành Xử Trong Tình Huống Trẻ Nói Dối

Tham khảo nguồn: https://www.healthline.com/

Khủng Hoảng Tuổi Lên 2: Hành Trình Khám Phá Bản Thân Của Con Yêu

Mọt sách Mogu là đơn vị phát hành sách thiếu nhi tại Việt Nam, được liên kết với nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản Thế Giới. Mọt sách Mogu tự hào khi tới nay đã sản xuất được hơn 200 đầu sách tập trung cho lứa tuổi mầm non. Sách của Mogu được phân phối rộng rãi tại các nhà sách trên toàn quốc và luôn nằm trong Top sách thiếu nhi bán chạy. 

Ba mẹ có thể tham khảo thêm những bộ sách giúp bé vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 TẠI ĐÂY:

- Mogu Hà Nội: https://shopee.vn/motsachmogu.hn

- Mogu Hồ Chí Minh: https://shopee.vn/motsachmogu.hcm

- Tiki: https://shorturl.at/BCR37

- Nhắn tin trực tiếp Fanpage: m.me/112270524007259

 

Viết bình luận của bạn: