Kỷ Luật Mềm Là Gì?

Ngày đăng: 14/07/2024

5 Nguyên Tắc Và Lời Khuyên Cho Bố Mẹ Khi Áp Dụng Phương Pháp Kỷ Luật Mềm

Mọt sách Mogu xin gửi tới ba mẹ phương pháp “kỷ luật mềm” - một cách giáo dục giúp bố mẹ không cần quát tháo, không dùng đòn roi nhưng trẻ lại vô cùng nghe lời và ngoan ngoãn. Hãy cùng đọc thêm trong bài viết dưới đây!

Nội dung chính

Kỷ luật mềm là gì?

Kỷ luật mềm là một phương pháp giáo dục và nuôi dạy con cái dựa trên sự tôn trọng, hiểu biết và yêu thương giữa bố mẹ và con cái. Thay vì sử dụng hình phạt và đe dọa để kiểm soát hành vi của trẻ, kỷ luật mềm tập trung vào việc dạy trẻ cách hiểu và điều chỉnh hành vi của mình thông qua các biện pháp nhẹ nhàng, hợp lý và đồng cảm.

5 Nguyên tắc của kỷ luật mềm

Hiểu và tôn trọng cảm xúc của trẻ

Kỷ luật mềm bắt đầu từ việc bố mẹ cần hiểu và tôn trọng cảm xúc của con cái. Trẻ em, cũng như người lớn, có những cảm xúc phức tạp và đôi khi không biết cách diễn đạt những cảm xúc đó một cách chính xác.

Vì vậy người lớn càng cần có trách nhiệm giúp con hiểu được cảm xúc của mình bằng cách:

- Lắng nghe và thấu hiểu: Khi trẻ buồn, giận dữ hay có bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào, bố mẹ nên lắng nghe và thấu hiểu thay vì gạt bỏ hoặc phê phán. Điều này giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng.

- Thể hiện sự đồng cảm: Bố mẹ nên thể hiện rằng mình hiểu cảm xúc của trẻ và sẵn sàng hỗ trợ trẻ vượt qua những khó khăn đó. Việc này có thể đơn giản như ôm trẻ, an ủi trẻ hoặc chỉ đơn giản là ngồi bên cạnh và lắng nghe.

Tạo cho trẻ môi trường an toàn

Con trẻ cần một môi trường an toàn và ổn định để phát triển tốt nhất. Điều này không chỉ bao gồm an toàn vật lý mà còn cả an toàn về mặt tâm lý. Bố mẹ có thể tham khảo cách làm sau:

- Thiết lập ranh giới rõ ràng: Trẻ cần biết đâu là hành vi được chấp nhận và đâu là không. Ranh giới này cần nhất quán và rõ ràng. Ví dụ, trẻ cần biết rằng việc đánh bạn là không được phép và nếu làm vậy sẽ có hậu quả như: không được xem TV 1 tuần, không được ăn món ăn yêu thích trong 2 tuần….

- Môi trường ổn định: Trẻ cần một môi trường an toàn, nơi mà các quy tắc và ranh giới được duy trì một cách nhất quán, nghĩa là chính bố mẹ cũng sẽ cần làm gương và duy trì những quy tắc đã đặt ra cho con.

Kỷ luật mềm: Tạo cho trẻ môi trường an toàn

>>> Tham khảo: Tình cảm gia đình xây dựng một môi trường phát triển lý tưởng cho bé

Khen ngợi những hành vi tích cực

Việc khuyến khích và khen ngợi hành vi tích cực là một phần quan trọng của kỷ luật mềm. Trẻ em thường sẽ lặp lại những hành vi được khen ngợi và cảm thấy tự tin hơn khi nhận được sự khích lệ từ bố mẹ. Ví dụ, nếu con biết chia sẻ đồ chơi với bạn, bố mẹ hãy khen ngợi hành động đó ngay lập tức và nhắc lại lần sau để con tiếp tục việc chia sẻ. Ngược lại, khi con làm sai thì thay vì phạt, bố mẹ nên khích lệ con bằng sự khen ngợi và phần thưởng. Chẳng hạn khi con không chịu làm bài tập thì ba mẹ có thể thúc đẩy động lực của con bằng việc đưa ra một phần thưởng nhỏ khi con hoàn thành xong.

Dạy trẻ tự điều chỉnh hành vi

Kỷ luật mềm không chỉ là việc phản ứng lại hành vi sai trái của trẻ mà còn là việc dạy trẻ cách tự điều chỉnh hành vi của mình. Khi trẻ làm sai, hãy giải thích rõ hậu quả của hành vi đó để trẻ hiểu được tại sao cần thay đổi. Ví dụ, nếu trẻ không dọn dẹp đồ chơi, hãy giải thích rằng đồ chơi có thể bị hỏng hoặc khiến cho người trong nhà có thể vấp ngã.

Ngoài ra, bố mẹ hãy hướng dẫn nhẹ nhàng thay vì ra lệnh đơn thuần. Thay vì nói “Đừng đánh em trai!” mà hãy hướng dẫn con giải quyết xung đột một cách hòa bình.

>>> Tham khảo: Vì sao con trẻ cần tự kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình?

Để trẻ trải nghiệm hậu quả

Việc để trẻ trải nghiệm hậu quả tự nhiên của hành vi của mình (ví dụ: nếu không ăn, trẻ sẽ đói) sẽ giúp con hiểu mối quan hệ nguyên nhân - kết quả một cách rõ ràng. Đây cũng là một cách phổ biến trong kỷ luật mềm được nhiều bố mẹ áp dụng.

Bên cạnh đó còn có hậu quả logic, giả dụ như trẻ làm hỏng đồ chơi thì sẽ không có đồ để chơi nữa, sẽ là một cách giúp con hình dung được mỗi hành động đều có kết quả kèm theo và trẻ sẽ biết chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Kỷ luật mềm: Để trẻ trải nghiệm hậu quả

4 Lợi ích của kỷ luật mềm tới sự phát triển của trẻ

Giúp trẻ tăng tính tự lập và tự chủ

Kỷ luật mềm giúp trẻ học cách tự kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mình. Trẻ sẽ biết cách đưa ra quyết định đúng đắn và chịu trách nhiệm cho hành động của mình mà không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào sự can thiệp của bố mẹ.

Giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp

Trẻ được giáo dục theo phương pháp kỷ luật mềm sẽ học cách diễn đạt cảm xúc và ý kiến của mình một cách rõ ràng và hiệu quả. Điều này giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt hơn, dễ dàng kết bạn và xây dựng mối quan hệ tích cực với người khác.

Kỷ luật mềm: Giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp

Giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

Thông qua việc hướng dẫn và khuyến khích, trẻ sẽ học cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và hiệu quả. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ và khả năng tư duy logic của trẻ.

Kỷ luật mềm: Giúp trẻ phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề

Giúp trẻ xây dựng mối quan hệ gia đình gắn bó

Kỷ luật mềm giúp tạo ra một môi trường gia đình ấm áp, nơi mà bố mẹ và con cái có mối quan hệ gắn bó và tôn trọng lẫn nhau. Trẻ sẽ cảm thấy an toàn và yêu thương trong gia đình, điều này rất quan trọng cho sự phát triển tâm lý và cảm xúc của trẻ.

5 Lời khuyên cho bố mẹ khi áp dụng kỷ luật mềm

Hãy kiên nhẫn và nhất quán

Kỷ luật mềm yêu cầu sự kiên nhẫn và nhất quán từ phía bố mẹ. Hành vi của trẻ sẽ không thay đổi ngay lập tức, vì vậy bố mẹ phải dành nhiều thời gian để quan sát, thử nghiệm trong việc áp dụng các biện pháp kỷ luật mềm.

>>> Tham khảo: Làm sao để áp dụng kỷ luật với các bé từ 2 tuổi?

Hãy giữ sự tôn trọng và tình yêu thương con trẻ

Kỷ luật mềm phải dựa trên sự tôn trọng và yêu thương. Vì thế, chính bố mẹ cũng cần học cách tôn trọng cảm xúc và ý kiến của con cái, đồng thời thể hiện tình yêu thương qua hành động và lời nói của mình.

Kỷ luật mềm: Tôn trọng và yêu thương con trẻ

Hãy đặt ra mục tiêu rõ ràng

Trong kỷ luật mềm, bố mẹ phải đặt mục tiêu rõ ràng cho hành vi của trẻ và giải thích cho trẻ hiểu những mục tiêu đó. Điều này giúp trẻ biết được mong đợi của bố mẹ và cố gắng để đạt được những mục tiêu đó.

Hãy là tấm gương mẫu mực cho con

Bố mẹ phải là tấm gương mẫu cho con cái bởi trẻ sẽ học theo hành vi và thái độ của người thân gia đình, vì vậy bố mẹ hay tất cả thành viên trong gia đình cần thể hiện những hành vi và thái độ tích cực để trẻ noi theo.

Hãy luôn học hỏi và điều chỉnh từ việc quan sát con

Kỷ luật mềm không phải là một phương pháp cố định mà cần được điều chỉnh phù hợp với từng hoàn cảnh và tính cách của từng đứa trẻ. Bố mẹ cần học hỏi và điều chỉnh phương pháp của mình để phù hợp với sự phát triển và nhu cầu của con.

Kỷ luật mềm: Luôn học hỏi và điều chỉnh từ việc quan sát

>>> Đọc thêm:

Bí kíp sử dụng "kỷ luật mềm" vừa đơn giản vừa hiệu quả tại nhà

“Kỷ luật mềm" chính là: Yêu thương - Kiên nhẫn - Thừa nhận - Khen ngợi - Tin tưởng

Lời Khuyên Cho Mẹ Dạy Trẻ Tự Lập Khi Con Học Mẫu Giáo

Kỷ Luật Mềm Là Gì? 5 Nguyên Tắc Và Lời Khuyên Cho Bố Mẹ Khi Áp Dụng Phương Pháp Kỷ Luật Mềm

Mọt sách Mogu tự hào là đơn vị phát hành sách thiếu nhi Nhật Bản hàng đầu tại Việt Nam. Sách của Mogu được mua bản quyền 100% trực tiếp từ đối tác Nhật Bản. Vì vậy ba mẹ Việt Nam có thể tiếp cận được với phương pháp giáo dục con Nhật Bản một cách gần gũi nhất.

Ba mẹ có thể tham khảo nhiều bộ sách Ehon ý nghĩa dễ dàng kết hợp với phương pháp kỷ luật mềm TẠI ĐÂY:

- Mogu Hà Nội: https://shopee.vn/motsachmogu.hn

- Mogu Hồ Chí Minh: https://shopee.vn/motsachmogu.hcm

- Tiki: https://shorturl.at/BCR37

- Nhắn tin trực tiếp Fanpage: m.me/112270524007259

Viết bình luận của bạn: