Hướng Dẫn Áp Dụng Kỷ Luật Với Trẻ 2 Tuổi

Ngày đăng: 20/06/2024

Hướng Dẫn Áp Dụng Kỷ Luật Với Trẻ 2 Tuổi

Hãy tưởng tượng rằng: Bạn đang ngồi làm việc ở nhà. Em bé 2 tuổi của bạn đi tới, trên tay là cuốn sách yêu thích. Con muốn bạn đọc cho con nghe lúc đó.

Bạn nói một cách nhẹ nhàng với con rằng bạn không thể đọc sách cho con lúc này, con hãy đợi mẹ 1 giờ nữa mẹ sẽ đọc cho con. Và bạn biết rồi đấy, con bắt đầu giận dỗi, lăn lộn trên sàn nhà và khóc thật to.

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bối rối khi giải quyết những cơn khủng hoảng, tức giận của con. ba mẹ cảm thấy trẻ không hề lắng nghe và nghe theo mình.

>>> Mẹ nên áp dụng kỷ luật như thế nào?

Kỉ luật với trẻ 2 tuổi

Những cơn giận dữ là biểu hiện điển hình trong quá trình lớn lên của trẻ. Đó chính là cách em bé 2 tuổi của bạn thể hiện sự thất vọng, khóc chịu khi mà con không có đủ vốn từ và kỹ năng ngôn ngữ để có thể nói cho bố mẹ hiểu những gì con cần và cảm thấy.

Nó không chỉ là “khủng hoảng tuổi lên 2”. Nó còn là cách mà con bạn đang học để có thể vượt qua những thử thách mới trên chặng đường lớn lên của con.

Có nhiều cách bạn có thể ứng phó với các cơn bộc phát hay các vấn đề về hành vi của con mà nó không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Vậy ba mẹ hãy cùng Mọt sách Mogu đi tìm hiểu xem những cách ấy là gì nhé:

Áp dụng kỷ luật: Không phản hồi lại

Kỉ luật với trẻ 2 tuổi

Nghe có vẻ khó khăn nhưng một trong những cách quan trọng phản hồi lại các cơn bộc phát của con đó là không tham gia vào.

Mỗi khi trẻ 2 tuổi có các cơn bộc phát, cảm xúc của con lúc này được đẩy lên cao nhất. Khi ấy nếu ba mẹ sử dụng cách nói chuyện hay dùng kỷ luật với con sẽ khó mà có tác dụng.

Hãy chắc chắn rằng con bạn đang trong môi trường an toàn, sau đó chờ đợi con bộc phát, giận dữ qua đi. Khi con đã bình tĩnh, ba mẹ hãy ôm lấy con và tiếp tục các công việc. Trẻ 2 tuổi thường không cố tình có các cơn bộc phát, trừ khi con có cơn bộc phát với mong muốn ba mẹ chú ý tới mình.

Bạn nên để con hiểu rằng, ba mẹ sẽ không phản hồi lại các cơn bộc phát của con bởi vì đó không phải là cách để con muốn có sự chú ý của ba mẹ. Nếu ba mẹ phản hồi trong trường hợp này, vậy bất cứ khi nào con muốn ba mẹ chú ý, chắc hẳn bé sẽ dùng cách này.

Hãy nói với con một cách nghiêm khắc nhưng bình tĩnh rằng con có thể nói với mẹ điều con muốn. Con có thể chưa có đủ vốn từ để truyền đạt với bạn, bạn có thể đoán được từ ngữ mà con muốn nói, vì vậy hãy khuyến khích con theo các cách khác. Ví dụ, bạn có thể dạy con cách thể hiện ngôn ngữ hình thể biểu trưng cho câu “con muốn”, “đau”, “hơn nữa”, “uống”, “mệt”,... nếu con không thể nói ra hay nói rõ cả câu.

Giúp con bằng nhiều cách để con có thể nói ra mong muốn của mình vừa là cách để giảm bớt các cơn bộc phát vừa là cách giúp ba mẹ có thể kết nối với con.

Áp dụng kỷ luật: Bỏ đi

Kỉ luật với trẻ 2 tuổi: Bỏ đi

Hiểu được giới hạn của bản thân là một phần trong giáo dục kỉ luật trẻ 2 tuổi. Nếu bạn cảm thấy bản thân đang giận dữ, hãy bỏ đi. Hít một hơi thật sâu. Nhưng hãy chắc chắn rằng con bạn đang ở trong môi trường an toàn nên con có thể làm vậy.

Hãy nhớ rằng đứa trẻ không tệ, hư hoặc không cố tình làm ba mẹ buồn. Hơn nữa, khi ấy chính con còn đang cảm thấy buồn về bản thân mình do không thể bày tỏ được những cảm xúc, mong muốn của bản thân cho người lớn hiểu. Một khi bạn đã bình tĩnh, bạn mới có thể kỷ luật con theo một cách tích cực, thích hợp và không gây hại.

Áp dụng kỷ luật: Cung cấp cho con thứ mà con muốn trong điều kiện của ba mẹ

Áp dụng kỷ luật: Cung cấp cho con thứ mà con muốn trong điều kiện của ba mẹ

Con của bạn chộp lấy chai nước hoa quả đang để trên bàn và cố gắng để mở chúng. Bạn tự nghĩ rằng hành động này của con chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả tồi tệ, nước sẽ văng tung tóe ra nhà, quần áo và bàn, chai nước sẽ rơi xuống và vỡ có thể làm đau con bạn,... Vậy là bạn hét lên và bắt con phải đặt lại ngay chai nước ấy xuống.

Thay vào đó, hãy từ từ lấy chai nước từ tay con. Hãy cho con biết bạn sẽ mở giúp con và rót cho con một cốc nước hoa quả nhỏ.

Bạn cũng có thể áp dụng kỹ thuật này cho các tình huống khác, chẳng hặn như nếu trẻ đang muốn lấy thứ gì đó trong tủ hay ném đồ chơi lung tung vì không thể lấy được đồ mà mình muốn.

Hướng dẫn theo cách này sẽ giúp trẻ biết nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh khi chúng đang gặp khó khăn. Hơn nữa, điều này giúp trẻ tránh khỏi những rắc rối khi con chỉ muốn tự mình làm và có thể gây hại đến bản thân mình. Nhưng nếu bạn không muốn chúng làm điều ấy, hãy nói bằng giọng nhẹ nhàng và giải thích với con tại sao không nên làm vậy, đề nghị một phương án khác.

Áp dụng kỷ luật: Đánh lạc hướng và chuyển hướng sự chú ý

Kỉ luật với trẻ 2 tuổi: Đánh lạc hướng và chuyển hướng sự chú ý

Bản năng của cha mẹ đó là đưa con ra khỏi những tình huống tiềm tàng sự nguy hiểm mà trẻ nhỏ đang hướng tới. Nhưng đây rất có thể là khởi nguồn của những cơn bộc phát khi bố mẹ bỗng nhiên không cho trẻ làm những việc mà chúng muốn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp việc phải ngăn cản trẻ ngay lập tức là cần thiết, không phải cơn bộc phát nào cũng có thể ngăn chặn được. Ví dụ việc trẻ định chạy qua đường để nhặt một quả bóng, ba mẹ cần ngăn chặn điều đó lại ngay.

Trong trường hợp an toàn hơn ba mẹ có thể đánh lạc hướng và chuyển hướng sự chú ý của trẻ. Gọi tên trẻ để nắm được sự chú ý của con. Khi con đã chú ý tới mình, ba mẹ hãy gọi con về chỗ mình và cho con xem những thứ khác an toàn với con hơn.

Áp dụng kỷ luật: Suy nghĩ như một đứa trẻ

Kỉ luật với trẻ 2 tuổi: Suy nghĩ như một đứa trẻ

Là người có con nhỏ trong độ tuổi 1-3, chắc hẳn thật dễ để bạn trở nên khó chịu khi con luôn gây nên một mớ hỗn độn.

Nhưng hãy thử suy nghĩ và hành động như một đứa trẻ. Dưới con mắt của bọn trẻ, chúng thấy những điều đó thật vui và đặc biệt. Đơn giản bởi chúng đang học và khám phá tất cả mọi thứ xung quanh mình.

Đừng bắt chúng dừng lại ngay các hành động, đó có thể là nguồn cơn của một trận bộc phát. Thay vào đó, hãy đợi một vài phút và con có thể sẽ đi tìm một thứ gì đó khác. Hoặc ba mẹ có thể tham gia và hướng dẫn con. Ví dụ: Ba mẹ tô màu trên một tờ giấy và mời con làm cùng.

Áp dụng kỷ luật: Giúp con bạn khám phá

Kỉ luật với trẻ 2 tuổi

Con bạn, cũng như những đứa trẻ khác đều luôn mong muốn khám phá thế giới. Trẻ có thể muốn chạm vào bất cứ thứ gì mà con thấy, thậm chí luôn và ngay lập tức.

Ba mẹ hãy chỉ cho con cái gì là an toàn hay không an toàn để chạm vào. Nói với con “không chạm” đối với những vật nằm ngoài giới hạn, “chạm nhẹ” đối với khuôn mặt và động vật và “có chạm” đối với các đồ vật an toàn.

Áp dụng kỷ luật: Đặt ra các giới hạn

Kỉ luật với trẻ 2 tuổi

“Mẹ đã nói với con rồi mà” hay “Mẹ đã nói là không được làm” không phải là những cách hữu ích để dạy con. Thay vào đó, hãy đặt ra giới hạn và giải thích lý do cho con.

Ví dụ; nếu con bạn kéo lông của mèo, hãy bỏ tay của con ra và nói với con hiểu rằng làm vậy sẽ khiến mèo bị đau, thay vào đó ba mẹ có thể dạy trẻ cách vuốt ve nhẹ nhàng với mèo.

Hãy đặt ra các giới hạn như nơi để đồ nguy hiểm như dao, kéo có khóa an toàn, hãy nói điều ấy với trẻ. Con bạn có thể cảm thấy khó chịu nếu chúng không thể làm điều mà chúng muốn, nhưng nếu đặt được các giới hạn, con sẽ hiểu và tự điều chỉnh bản thân chỉ làm những điều trong phạm vi cho phép.

Cuối cùng, nuôi dạy con là một cuộc hành trình cực kì gian nan và khó khăn, đòi hỏi ba mẹ rất nhiều các kỹ năng và kiến thức. Tuy nhiên, được cùng con đồng hành trong quá trình lớn lên là một niềm hạnh phúc, ý nghĩa với bất cứ ai làm cha mẹ. Cha mẹ cũng chỉ làm ba mẹ lần đầu tiên, vì vậy cha mẹ vẫn luôn cần phải học thêm, hiểu thêm để nuôi dạy con trở thành em bé hạnh phúc. Mogu đồng cảm điều đó và sẽ đồng hành cùng ba mẹ trong quá trình lớn lên của các em bé. Hãy cùng Mogu đón đọc thêm các bài viết về nuôi dạy con cái tại đây nhé:

>>> Lời Khuyên Hữu Ích Cho Cha Mẹ Có Con Độ Tuổi Tập Đi (1-2 Tuổi)

>>> Giáo Dục Cảm Xúc Cho Trẻ Mầm Non Và 2 Cách Giáo Dục Cảm Xúc Hiệu Quả

>>> Hướng Dẫn Nuôi Dạy Một Em Bé 2 Tuổi

>>> 5 Cách Ba Mẹ Hành Xử Trong Tình Huống Trẻ Nói Dối

Tham khảo nguồn: https://www.healthline.com/

7 Cách Áp Dụng Kỷ Luật Với Trẻ 2 Tuổi

Mọt sách Mogu là đơn vị phát hành sách thiếu nhi tại Việt Nam, được liên kết với nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản Thế Giới. Mọt sách Mogu tự hào khi tới nay đã sản xuất được hơn 200 đầu sách tập trung cho lứa tuổi mầm non. Sách của Mogu được phân phối rộng rãi tại các nhà sách trên toàn quốc và luôn nằm trong Top sách thiếu nhi bán chạy. 

Ba mẹ có thể tham khảo thêm những cuốn sách giúp bé 2 tuổi tự giác áp dụng kỷ luật TẠI ĐÂY:

- Mogu Hà Nội: https://shopee.vn/motsachmogu.hn

- Mogu Hồ Chí Minh: https://shopee.vn/motsachmogu.hcm

- Tiki: https://shorturl.at/BCR37

- Nhắn tin trực tiếp Fanpage: m.me/112270524007259

Viết bình luận của bạn: