Lý Do Khiến Trẻ Trở Nên Bướng Bỉnh Và Chìa Khóa Để Dạy Trẻ Bướng Bỉnh

Ngày đăng: 09/07/2024

Hầu hết các bạn nhỏ đều trải qua giai đoạn tính khí trở nên thất thường và bướng bỉnh vô cùng. Đây là tâm lý hết sức bình thường của trẻ nhỏ thể hiện việc trẻ bắt đầu khôn lớn, bắt đầu có suy nghĩ và cảm xúc riêng.

Tuy nhiên, vì không ít ba mẹ gặp khó khăn khi phải tìm cách để đối phó cũng như dạy trẻ bướng bỉnh nghe lời hơn trong cuộc sống hàng ngày. Hiểu được điều này, Mọt sách Mogu đã giúp ba mẹ nghiên cứu và tìm hiểu những lý do trẻ trở nên bướng bỉnh và chìa khóa để giúp ba mẹ nuôi dạy một em bé bướng bỉnh.

Để dạy trẻ bướng bỉnh, ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ

Để dạy trẻ bướng bỉnh một cách đúng đắn, điều quan trọng trước tiên ba mẹ phải hiểu tại sao trẻ lại như vậy và điều gì khiến chúng trở nên như vậy. Trẻ kiên quyết là một chuyện và bướng bỉnh lại là chuyện khác.

Dưới đây là một vài lý do rất phổ biến khiến các bạn nhỏ bướng bỉnh:

Trẻ bướng bỉnh vì còn quá nhỏ

Khi trẻ còn nhỏ, rất nhiều điều trẻ bị ngăn cấm làm bởi trẻ chưa đủ khả năng. Tuy nhiên, những người lớn hoàn toàn có thể làm được những điều đó. Nếu những điều ấy không được giải thích rõ ràng thì rất dễ khiến trẻ cảm thấy khó hiểu. Rất nhiều câu hỏi đặt ra không có lời đáp cũng sẽ thôi thúc bướng bỉnh đòi làm theo ý của mình.

Trẻ bướng bỉnh vì còn quá nhỏ

Trẻ bướng bỉnh vì còn quá nhỏ

Ví dụ: Việc trẻ sử dụng dao sắc nhọn rất nguy hiểm. Tuy nhiên, ba mẹ và những người lớn hoàn toàn có thể sử dụng được. Khi trẻ bị ngăn cấm điều này, trẻ sẽ đặt câu hỏi rằng tại sao trẻ lại không được sử dụng? Tại sao mọi người được sử dụng? Nếu trẻ cứ muốn dùng dao thì điều gì sẽ xảy ra? Và trẻ sẽ sinh ra sự bướng bỉnh mong muốn được sử dụng như mọi người.

Liên tục so sánh trẻ

Một số trẻ thường xuyên bị so sánh với bạn bè hoặc anh chị em của mình, điều này có thể gây tổn thương theo thời gian. Khi so sánh, một số trẻ thể hiện hành vi bướng bỉnh như một cách để giải quyết sự thất vọng của mình.

Trẻ bướng bỉnh vì thiếu hình mẫu

Trẻ bướng bỉnh vì thiếu hình mẫu

Trẻ bướng bỉnh vì thiếu hình mẫu

Trẻ quan sát hành vi của những người xung quanh và học tập rất nhanh những điều đó. Vì vậy, nếu các thành viên trong gia đình thường có hành vi bướng bỉnh khi ở nhà, trẻ rất dễ học theo những điều tương tự. Ngoài ra, nếu trẻ thấy bạn bè mình bướng bỉnh và được chấp nhận thì trẻ có thể nghĩ rằng trẻ cũng có thể làm như vậy.

Trẻ mong muốn được tự lập

Khi một đứa trẻ lớn lên, nhu cầu tự lập của trẻ cũng tăng lên. Nếu trẻ thường xuyên cảm thấy bị bạn kiểm soát, có thể chúng bướng bỉnh như một cách để khẳng định sự độc lập của mình. Hãy để trẻ tự khám phá mọi thứ, miễn là nó an toàn và trong tầm kiểm soát.

Đặc điểm của trẻ bướng bỉnh

Chỉ vì trẻ đặc biệt muốn thực hiện ý chí của mình không có nghĩa là chúng trở nên bướng bỉnh. Có một ranh giới mong manh giữa việc quyết tâm và bướng bỉnh. Và dưới đây là một số biểu hiện của trẻ bướng bỉnh:

Đặc điểm của trẻ bướng bỉnh

Đặc điểm của trẻ bướng bỉnh

- Trẻ có thể thường xuyên nổi cơn thịnh nộ

- Trẻ thể hiện những đặc điểm lãnh đạo và thậm chí có thể tỏ ra hách dịch

- Trẻ có xu hướng làm mọi thứ theo ý muốn riêng của họ

- Những đứa trẻ bướng bỉnh thường có xu hướng đặt câu hỏi về mọi thứ có thể bị nhầm lẫn với sự nổi loạn

- Trẻ muốn được lắng nghe và mong được thừa nhận, muốn được chú ý

- Trẻ có xu hướng độc lập và cầu kỳ

Vậy, để dạy trẻ bướng bỉnh một cách hợp lý ba mẹ nên làm thế nào?

>>> Đọc thêm: Bật Mí 5 Cách Dạy Con Nghe Lời Cực Hiệu Quả

Chìa khóa để dạy trẻ bướng bỉnh

Dạy trẻ bướng bỉnh bằng cách làm gương cho trẻ

Dạy trẻ bướng bỉnh bằng cách làm gương cho trẻ

Dạy trẻ bướng bỉnh bằng cách làm gương cho trẻ

Cách dễ nhất để dạy một đứa trẻ những gì bạn muốn chúng làm là chỉ cho chúng thấy và làm mẫu cho chúng một cách trực quan. Mỗi ngày, hãy nghĩ về những đặc điểm mà ba mẹ muốn thấy trẻ thể hiện: như tốt bụng, kiên nhẫn và tích cực, cũng như là một người biết lắng nghe và thể hiện sự sẵn sàng thỏa hiệp. Sau đó, hãy cố gắng thể hiện những phẩm chất đó để con nhìn thấy mỗi ngày.

Hãy nhất quán với các thói quen và quy tắc

Mỗi ngày, ba mẹ hãy cố gắng tuân theo đúng một lịch trình để tạo thói quen cho trẻ. Ngoài ra, hãy đặt ra những quy tắc cụ thể và truyền đạt lý do ra đời những quy tắc đó để cùng trẻ thống nhất và làm theo. Điều này khiến trẻ có cảm giác được tôn trọng và từ đó sự bướng bỉnh sẽ giảm đi đáng kể.

Ví dụ: Ở nhà, quy tắc khi ăn cơm đó là không được xem TV hay các thiết bị điện tử. Nếu con bướng bỉnh đòi xem tức là con đang vi phạm quy tắc. Và điều ấy chắc chắn sẽ không được cho phép.

Dạy trẻ bướng bỉnh bằng cách chia nhiệm vụ thành các phần nhỏ hơn

Nếu trẻ bướng bỉnh từ chối một điều gì đó thì ba mẹ hãy thử chia nhỏ các công việc cần làm thành nhiều phần nhỏ. Đối mặt với một nhiệm vụ lớn có vẻ quá sức đối với một đứa trẻ, điều này có thể khiến chúng cảm thấy ít có khả năng bắt đầu thực hiện nó hơn.

Ví dụ: Ba mẹ yêu cầu trẻ dọn dẹp phòng ngủ của mình. Tuy nhiên, việc dọn một căn phòng có vẻ sẽ tốn thời gian và khiến trẻ không muốn thực hiện. Thay vào đó, ba mẹ hãy thử yêu cầu trẻ dọn dẹp giường trước, sau đó đến khu vực đồ chơi, tủ quần áo,...

Dạy trẻ bướng bỉnh bằng cách giúp trẻ đặt ra và đạt được mục tiêu của riêng mình

Khi bắt đầu bài học, hãy nói chuyện với con bạn về những gì chúng mong muốn học. Những đứa trẻ bướng bỉnh thường hoàn toàn có khả năng hoàn thành bất cứ điều gì bạn yêu cầu; họ chỉ không thích bị bảo phải làm gì. Bằng cách cho phép trẻ làm chủ nhiều hơn trong quá trình học tập, trẻ có thể cảm thấy có xu hướng tiếp tục vượt qua khi mọi việc trở nên khó khăn.

Dạy trẻ bướng bỉnh bằng cách giúp trẻ đặt ra và đạt được mục tiêu của riêng mình

Dạy trẻ bướng bỉnh bằng cách giúp trẻ đặt ra và đạt được mục tiêu của riêng mình

Ví dụ: Trước khi ngồi đọc sách cùng nhau, bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi trẻ tối nay muốn đọc mấy cuốn sách và đọc cuốn sách chủ đề gì. Việc làm này không chỉ hạn chế việc trẻ bướng bỉnh không hợp tác mà còn giúp chúng cảm thấy bản thân được tự chủ trong công việc của mình.

Dành thời gian bên trẻ mỗi ngày

Một trong số các lý do khiến trẻ luôn luôn bướng bỉnh đó là trẻ cảm thấy ba mẹ không hiểu ý của mình và không thuận theo yêu cầu của mình. Điều này hoàn toàn có thể giải quyết được nếu ba mẹ dành thời gian trò chuyện, chơi đùa cùng trẻ để cả hai hiểu nhau hơn.

Dành thời gian bên trẻ mỗi ngày

Dành thời gian bên trẻ mỗi ngày

Ba mẹ có thể cùng con chơi các trò chơi như xếp hình, đồ hàng,... hay cùng nhau đọc những cuốn sách, thậm chí là trò chuyện đơn giản để bắt đầu trở nên gần gũi. Khi dành thời gian bên trẻ mỗi ngày, ba mẹ sẽ dễ dàng nắm bắt được tâm lý của trẻ, hiểu suy nghĩ cũng như nhanh chóng tìm ra nguyên do để xử lý những lúc trẻ bướng bỉnh.

>>> Xem thêm:

Hờn Dỗi Là Gì? Lời Khuyên Tốt Nhất Để Đối Phó Với Các Bạn Nhỏ Hay Hờn Dỗi

Hướng Dẫn Áp Dụng Kỷ Luật Với Trẻ 2 Tuổi

—-----------------------------------------------

Mọt sách Mogu tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực phát hành sách thiếu nhi Nhật Bản tại Việt Nam. Sách của Mogu được mua bản quyền 100% trực tiếp từ đối tác Nhật Bản và được chọn lọc để phù hợp với các em bé Việt Nam.

Ba mẹ ghé thăm gian hàng nhà Mogu 2 miền Nam Bắc tại:

- Mogu Hà Nội: https://shopee.vn/motsachmogu.hn

- Mogu Hồ Chí Minh: https://shopee.vn/motsachmogu.hcm

- Tiki: https://shorturl.at/BCR37

Viết bình luận của bạn: